Mâm lễ cúng xin lộc bán đất bao gồm những gì?

Việc cúng xin lộc bán đất là nghi thức thể hiện lòng thành với thần linh, tổ tiên, các vị cai quản đất đai, với mong muốn việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản diễn ra suôn sẻ.

Nội dung chính

Mâm lễ cúng xin lộc bán đất bao gồm những gì?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, việc cúng xin lộc bán đất là nghi thức thể hiện lòng thành với thần linh, tổ tiên và các vị cai quản đất đai, với mong muốn việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản diễn ra suôn sẻ.

Mâm lễ cúng không cần quá cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị đầy đủ, tươm tất, thể hiện sự thành kính của gia chủ. Dưới đây là gợi ý mâm lễ cúng xin lộc bán đất đầy đủ và chuẩn theo phong tục truyền thống:

(1) Lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng bán đất

Tùy theo vùng miền và phong tục từng nơi, mâm lễ có thể có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, một mâm cúng xin lộc bán đất đầy đủ thường bao gồm:

- 1 Hoa quả và lễ vật truyền thống.

- 1 bình hoa tươi: Nên chọn hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng – tượng trưng cho sự thanh cao, tài lộc, hanh thông.

- 5 lá trầu, 5 quả cau: Lễ vật truyền thống, mang ý nghĩa giao tiếp giữa con người và thần linh, thể hiện sự kính trọng.

- Rượu trắng: Dùng để dâng lên các vị thần linh. Có thể chuẩn bị 1 hoặc 3 chén nhỏ.

- 1 bao thuốc lá: Khi cúng mở ra và rút 1 điếu, thể hiện lời mời trang trọng đối với các vị vô hình chứng giám.

- 1 bó nhang (hương): Thắp số lẻ (thường là 3 hoặc 5 cây) tượng trưng cho sự kết nối với thần linh.

(2) Lễ vật mặn trong mâm cúng

- 1 con gà trống luộc nguyên con: Chọn gà tơ, luộc chín để nguyên, giữ dáng đẹp (có thể chắp cánh kiểu “gà chầu”), đầu ngẩng cao tượng trưng cho sự phát đạt, vững chãi.

- Xôi nếp: Có thể dùng xôi gấc, xôi đậu xanh hoặc xôi dừa,những loại xôi đỏ hoặc màu sáng tượng trưng cho sự may mắn, hanh thông.

(3) Đồ mã và tiền vàng

- 1000 vàng đại thiếc, 10 lễ tiền vàng lá: Đốt để gửi tài lộc, nhờ thần linh phù hộ cho việc bán đất được hanh thông.

- 1 con ngựa đỏ, 1 bộ quần áo và mũ thần linh: Ngựa đỏ mang tính biểu tượng cho việc dâng lễ vật lên các vị quan cai quản đất đai, thần thổ công.

- 5 bộ quần áo mã ngũ sắc: Bao gồm các màu theo thứ tự: trắng - tím - vàng - đỏ - xanh, tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), đại diện cho các phương trong không gian. Kèm theo là ngựa, mũ ngũ phương long mạch thể hiện sự chu toàn, gửi lời nhờ cậy đến các vị thần cai quản khắp bốn phương.

(4) Các lễ vật khác

- 1 phần gạo và 1 phần muối: Tượng trưng cho sự no đủ, cầu mong đất đai sinh tài phát lộc.

- 1 bộ giấy ghi địa chỉ thửa đất (tùy chọn): Có thể ghi thông tin thửa đất, lô đất kèm lời khấn để thần linh nhận biết và phù trợ.

Mâm lễ cúng xin lộc bán đất bao gồm những gì?Mâm lễ cúng xin lộc bán đất bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Nên cúng xin lộc bán đất khi nào để gặp may mắn?

Trong tín ngưỡng dân gian, việc chọn ngày giờ đẹp để cúng xin lộc bán đất đóng vai trò rất quan trọng. Đây không chỉ là cách thể hiện sự thành tâm mà còn giúp gia chủ “thuận buồm xuôi gió”.

Dưới đây là ngày cúng và giờ cúng xin lộc bán đất cần lưu ý tham khảo:

(1) Chọn ngày lành, ngày tốt

Để việc cúng mang lại hiệu quả cao nhất, nên chọn những ngày hoàng đạo, ngày hợp tuổi, tránh ngày xấu và kiêng kỵ. Một số ngày tốt, ngày xấu thường được người xưa truyền lại như sau:

- Những ngày tốt nên cúng:

+ Ngày Tốc Hỷ: Là ngày mang năng lượng tích cực, thích hợp để cầu tài lộc, tin vui nhanh đến. Nhiều người chọn ngày này để mở hàng, khai trương hoặc cúng đất.

+ Ngày Thiên Đức, Nguyệt Đức: Hai ngày cát lành đại diện cho sự có mặt của quý nhân phù trợ, giúp công việc hanh thông.

+ Ngày Mãn, ngày Bảo Nhật: Tượng trưng cho sự viên mãn, no đủ và may mắn trong đường tài lộc, phù hợp để xin lộc bán đất.

- Những ngày nên tránh:

+ Ngày Tam Nương (mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch): Đây là các ngày xấu, kiêng kỵ khai trương, làm lễ lớn, cầu tài.

+ Ngày Nguyệt Kỵ (mùng 5, 14, 23 âm lịch): Dân gian có câu “Mồng năm, mười bốn, hai ba – đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn”.

+ Ngày Dương Công Kỵ Nhật: Là ngày đại kỵ theo lịch can chi, thường có sát khí, không thuận lợi để cúng cầu may.

Ngoài ra, tránh các ngày xung khắc với tuổi, mệnh của gia chủ, vì sẽ làm giảm hiệu quả tâm linh của buổi lễ.

(2) Giờ cúng phù hợp

Không chỉ ngày cúng, giờ cúng cũng cần lựa chọn kỹ để hội tụ vượng khí, dễ kết nối tâm linh:

- Thời điểm tốt nhất là buổi sáng, trong khung giờ từ 7h đến 11h. Thời gian này là lúc dương khí vượng, trời đất trong lành, thích hợp để dâng hương và trình bày lời thỉnh cầu với thần linh.

- Tránh cúng vào giờ Ngọ (11h - 13h) nếu giờ này xung tuổi gia chủ hoặc rơi vào giờ sát chủ.

- Nếu gia chủ bận rộn không thể cúng buổi sáng, có thể cúng vào buổi chiều trước 17h. Sau 17h được xem là “giờ âm”, không thuận lợi cho việc cầu tài lộc.

- Để chắc chắn hơn, có thể xem các khung giờ hoàng đạo cụ thể trong ngày hoặc nhờ thầy phong thủy hỗ trợ lựa chọn giờ đại cát theo bát tự của mình.

Các loại bất động sản, dự án bất động sản nào được đưa vào kinh doanh?

Theo Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì các loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh được bao gồm:

- Nhà ở có sẵn và nhà ở hình thành trong tương lai.

- Công trình xây dựng có sẵn, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, bao gồm công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp.

- Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

- Quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.

- Dự án bất động sản.

- Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

saved-content
unsaved-content
227