Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026

Ngày 23/4/2025, Chính phủ thông qua Nghị quyết 106/NQ-CP về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trong đó yêu cầu khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026.

Nội dung chính

Khởi công xây dựng đường sắt cao tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026

Căn cứ Kế hoạch đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc độ cao Bắc - Nam ban hành kèm theo Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ cụ thể khi xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam như sau:

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam; Dự án được Quốc hội cho phép áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai thực hiện. Để việc tổ chức thực hiện Dự án đáp ứng chất lượng, tiến độ yêu cầu, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

...

3. Triển khai thực hiện Dự án

a) Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Dự án và tổ chức triển khai đáp ứng tiến độ yêu cầu. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương và thời gian hoàn thành các công việc liên quan được thực hiện theo Phụ lục I của Nghị quyết này.

b) Tiến độ tổng thể dự kiến thực hiện các công việc của Dự án theo Phụ lục II của Nghị quyết này[9], trong đó các mốc tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ, công việc chính như sau:

(i) Tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 8 năm 2026.

(ii) Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trong tháng 9 năm 2026.

(iii) Các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi Dự án, cơ bản hoàn thành trước tháng 12 năm 2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.

(iv) Tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trước ngày 31 tháng 12 năm 2026;

(v) Triển khai thi công xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, cơ bản hoàn thành Dự án đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2035 theo Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội.

...

Theo nội dung trên, Chính phủ yêu cầu khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026.

Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026

Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026 (Hình từ Internet)

Tổng quan về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Theo Nghị quyết 172/2024/QH15, một số thông tin về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam như sau:

(1) Phạm vi:

- Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh;

(2) Quy mô: đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 05 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết;

(3) Hình thức đầu tư: đầu tư công.

(4) Công nghệ: áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa; bảo đảm hiện đại, đồng bộ, an toàn và hiệu quả.

(5) Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất và số dân tái định cư:

- Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10,827 ha, gồm: đất trồng lúa khoảng 3.655 ha, đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha và các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Trong đó: đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên khoảng 3.102 ha; rừng đặc dụng khoảng 243 ha, rừng phòng hộ khoảng 653 ha, rừng sản xuất khoảng 1.671 ha;

- Sơ bộ số dân tái định cư khoảng 120.836 người.

(6) Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn:

- Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng (một triệu, bảy trăm mười ba nghìn, năm trăm bốn mươi tám tỷ đồng);

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.

Yêu cầu khi thực hiện khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tại tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2025 nêu rõ về yêu cầu khi thực hiện khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam như sau:

- Bám sát chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội phê duyệt để tổ chức triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với tổng chiều dài khoảng 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 05 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

- Cụ thể hóa các chính sách, giải pháp được Quốc hội thông qua bằng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành để có đầy đủ hành lang pháp lý, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, huy động các nguồn lực thực hiện Dự án.

- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, tiến độ thực hiện công việc của các bộ, ngành, địa phương.

saved-content
unsaved-content
85