Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ tác động như thế nào đến môi trường?

Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ tác động như thế nào đến môi trường? Giải pháp giảm thiểu tác động từ dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ đến môi trường?

Nội dung chính

    Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ tác động như thế nào đến môi trường?

    Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu đô thị lần biển Cần Giờ, quy mô 2.870 ha của Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện đầy đủ theo nội dung đề ra.

    Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo mẫu hướng dẫn nêu trong Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết và toàn diện, có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:

    Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của địa phương, dự án có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với các quy hoạch phát triển. Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ nằm ở vị trí thuận lợi và có tính khả thi cao về kinh tế.

    Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại địa phương phù hợp với đầu tư và phát triển của dự án. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường nhưng với sự quan tâm đúng mức chủ đầu tư cùng với sự hướng dẫn và tư vấn của các cơ quan quản lý thì các vấn đề này sẽ giải quyết triệt để, đảm bảo các vấn đề môi trường được kiểm soát hiệu quả.

    Trên cơ sở đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội do quá trình xây dựng và vận hành của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ gây ra, rút ra một số kết luận như sau:

    - Báo cáo đã nhận dạng và đánh giá khá đầy đủ về các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

    - Báo cáo đã dự báo các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án. Từ việc đánh giá các tác động tiêu cực, báo cáo đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động tiêu cực, đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất đồng thời có phương án phòng ngừa, ứng cứu các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra. Như vậy:

    - Khả năng gây tác động tiêu cực của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ có thể được khắc phục bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý để ngăn chặn và hạn chế như đã đề cập.

    - Kết hợp với việc xử lý ô nhiễm, dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ đề xuất cụ thể các biện pháp quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa các chất thải, xây dựng cụ thể các biện pháp an toàn lao động một cách có hiệu quả.

    Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

    Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ tác động như thế nào đến môi trường?Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ tác động như thế nào đến môi trường? (Hình từ Internet)

    Giải pháp giảm thiểu tác động từ dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ đến môi trường?

    Việc triển khai dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, quy mô 2.870 ha của Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ sẽ góp phần vào việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của địa phương.

    Trong quá trình hoạt động, dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường, tuy nhiên theo phân tích ở trên thì khả năng ô nhiễm này không đáng kể và có thể khắc phục được. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, quy mô 2.870 ha”

    - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, Công ty sẽ có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Công ty cam kết sẽ đầu tư kinh phí thực hiện các biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, cụ thể như sau:

    (1) Tuân thủ thực hiện công tác xây dựng cơ bản theo đúng quy định về xây dựng cơ bản của Nhà nước, bao gồm các quy định về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường với các công trình hạ tầng.

    (2) Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 27:2010/BTNMT và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan; đảm bảo các yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án.

    (3) Xây dựng, đấu nối và vận hành mạng lưới thu gom thoát nước mưa đảm bảo các yêu cầu về tiêu thoát nước và các điều kiện vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động dự án.

    (4) Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành.

    (5) Thu gom toàn bộ các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CPThông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    (6) Lập kế hoạch và đảm bảo các phương án cần thiết để phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của dự án.

    (7) Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã đề xuất trong báo cáo này.

    (8) Phối hợp với Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ để thực hiện quan trắc, giám sát đa dạng sinh học và tình trạng cấp nước cho Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và có kế hoạch bảo đảm sự phát triển bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

    (9) Tuân thủ các yêu cầu về tiêu thoát nước, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, an toàn hóa chất trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

    (10) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai toàn bộ dự án. Đảm bảo tính chính xác về các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong báo cáo. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia đánh giá tác động môi trường giải trình trước cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông về thông tin, số liệu khi được yêu cầu.

    Mức ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy định như thế nào?

    Theo khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư 2020 và khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, mức ký quỹ đảm bảo được quy định như sau:

    - Căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư, cụ thể:

    + Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%;

    + Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%;

    + Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.

    - Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.

    Trong đó, vốn đầu tư của dự án không bao gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho Nhà nước cũng như chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nghĩa vụ bàn giao cho Nhà nước quản lý sau khi hoàn thành (nếu có).

    Nếu tại thời điểm ký thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư mà chưa xác định được chính xác chi phí xây dựng các công trình bàn giao cho Nhà nước thì cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ vào dự toán chi phí trong Đề xuất dự án do nhà đầu tư lập để xác định số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.

    47
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ