Chùa Thanh Tâm địa chỉ ở đâu? Lịch sử và ý nghĩa của chùa Thanh Tâm

Chùa Thanh Tâm, hay còn được biết đến với tên gọi Chùa Phật Cô Đơn hoặc Bát Bửu Phật Đài. Vậy Chùa Thanh Tâm địa chỉ ở đâu? Lịch sử và ý nghĩa của chùa Thanh Tâm.

Nội dung chính

    Chùa Thanh Tâm địa chỉ ở đâu?

    Chùa Thanh Tâm, hay còn được biết đến với tên gọi Chùa Phật Cô Đơn hoặc Bát Bửu Phật Đài, tọa lạc tại số 22 Mai Bá Hương, ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về phía Tây Nam.

    Chùa Thanh Tâm mở cửa đón phật tử hàng ngày với các khung giờ: 08h00 - 10h30, 13h30 - 16h00 và 18h00 - 20h00.

    * Hướng dẫn di chuyển đến chùa Thanh Tâm:

    - Phương tiện cá nhân: Từ Quận 1, có thể di chuyển theo các tuyến đường như Lê Lợi, Lê Lai, Cống Quỳnh đến Nguyễn Thị Minh Khai, sau đó tiếp tục qua Hùng Vương, Hồng Bàng, Đường số 7 và Trần Văn Giàu đến Lê Đình Chi và Phạm Văn Hai, rồi tiếp tục trên Lê Đình Chi để đến chùa.

    - Phương tiện công cộng: Các tuyến xe buýt như 62-6, 62-7 và 81 có điểm dừng gần chùa, thuận tiện cho việc di chuyển bằng phương tiện công cộng. Ở những quận xa trung tâm, có thể đi xe buýt đến bến xe An Sương hoặc bến xe Chợ Lớn, sau đó bắt xe buýt tuyến 119 hoặc 71 để đến chùa.

    Chùa Thanh Tâm địa chỉ ở đâu? Lịch sử và ý nghĩa của chùa Thanh Tâm

    Chùa Thanh Tâm địa chỉ ở đâu? Lịch sử và ý nghĩa của chùa Thanh Tâm (Hình từ Internet)

    Lịch sử và ý nghĩa của chùa Thanh Tâm

    (1) Lịch sử hình thành chùa Thanh Tâm

    - Chùa Thanh Tâm được xây dựng vào năm 1955, khánh thành năm 1956, do cư sĩ Lê Chí Bình phát tâm xây dựng.

    - Nằm bên kênh Cầu Xáng (Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) trên khuôn viên khoảng 30ha.

    - Trải qua chiến tranh, chùa bị thiêu rụi, nhưng tượng Phật vẫn nguyên vẹn, tạo nên biểu tượng linh thiêng.

    - Sau 1976, người dân và thanh niên xung phong tham gia tái thiết.

    (2) Nguồn gốc tên gọi “Phật Cô Đơn”

    - Trong chiến tranh, toàn bộ chùa bị phá hủy, chỉ còn lại tượng Phật đứng đơn độc giữa cánh đồng.

    - Người dân gọi tượng là “Phật Cô Đơn” vì sự hiện diện lặng lẽ, không bị bom đạn làm hư hại.

    - Có nhiều giai thoại kỳ bí về việc tượng không thể di dời và sự linh thiêng của tượng Phật này.

    (3) Kiến trúc chùa Thanh Tâm

    - Chùa được xây dựng lại khang trang, kết hợp giữa nét cổ kính và trang nghiêm.

    - Cổng tam quan lớn, chạm trổ tinh xảo.

    - Chánh điện thờ Phật A Di Đà, tượng Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp.

    - Nhiều pho tượng linh thiêng khác như Quan Âm, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Phật Di Lặc,… được đặt trong điện thờ riêng.

    (4) Hoạt động và điểm thu hút tại chùa Thanh Tâm

    - Là nơi để chiêm bái, cầu an, hành hương và tìm sự an tĩnh tâm hồn.

    - Có thể tham quan kiến trúc truyền thống như mái chùa cong, Bát Bửu Phật Đài cao 3m.

    - Được giới trẻ biết đến là nơi cầu duyên, nhất là vào rằm, lễ tình yêu và các ngày lễ lớn.

    (5) Lưu ý khi tham quan chùa Thanh Tâm

    - Ăn mặc kín đáo, lịch sự.

    - Giữ trật tự, không gây ồn ào, không xả rác.

    - Thắp nhang đúng chỗ, không chạm tay vào tượng Phật.

    - Tôn trọng các vật phẩm tâm linh và không gian thiền định.

    - Giữ gìn tài sản cá nhân cẩn thận.

    * Lưu ý: Chùa Thanh Tâm địa chỉ ở đâu? Lịch sử và ý nghĩa của chùa Thanh Tâm chỉ mang tính chất tham khảo!

    Chùa là cơ sở tôn giáo hay cơ sở tín ngưỡng?

    Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 4 và khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    ...
    4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
    ...
    14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo."

    Bên cạnh đó, tại khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng có quy định cụ thể về tín ngưỡng và tôn giáo như sau:

    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
    ..
    5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

    Như vậy, theo quy định trên chùa là cơ sở tôn giáo, không phải cơ sở tín ngưỡng. 

    Quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo là chùa

    Căn cứ theo Điều 58 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo là chùa được quy định như sau:

    (1) Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    (2) Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.

    (3) Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    5090