Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 57/2002/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 57/2002/TT-BTC
Ngày ban hành 28/06/2002
Ngày có hiệu lực 13/07/2002
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 57/2002/TT-BTC

Hà Nội ngày 28 tháng 6 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 57/2002/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Căn cứ:
Hiệp định vay vốn số 3572 giữa CHXHCN Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế ( IDA) cho dự án "Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc" ký ngày 6/11/2001;
Hiệp định viện trợ của DFID số TF 050050 ngày 27/12/2001 ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Bộ Phát triển Quốc tế Anh.
Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ qui định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ quy định về việc ban hành Quy chế Quản lý và Sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng; Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 5/5/2000 bổ sung một số điểm của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.
Quyết định số 612/TTg ngày 21/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án "Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía Bắc"
Thông tư liên tịch 666/2001 TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư  UB dân tộc và miền núi - Tài chính - Xây dựng hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135.
Sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía Bắc như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Giải thích từ ngữ: Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong thông tư này có cùng ý nghĩa như trong Hiệp định vay vốn và được hiểu như sau:

* Các Tổ chức Tài chính Quốc tế tài trợ cho Dự án là Hiệp hội Phát triển Quốc tế (viết tắt là IDA) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (viết tắt là DFID).

* Dự án là Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc vay vốn của IDA và được đồng tài trợ vốn viện trợ không hoàn lại của DFID được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-TTg ngày 21/5/2001.

* Cơ quan quản lý chung dự án là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

* Cơ quan thực hiện đầu tư: UBND các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang (dưới đây được gọi là các tỉnh thưc hiện dự án)

* Ban Quản lý Dự án Trung ương (viết tắt là Ban QLDA Trung Ương ) là đơn vị được thành lập theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền hạn và trách nhiệm quy định trong quyết định thành lập.

* Ban Quản lý Dự án Tỉnh (viết tắt là Ban QLDA Tỉnh) là đơn vị được thành lập theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện dự án có trách nhiệm và quyền hạn được quy định trong các quyết định thành lập.

* Ban Quản lý Dự án Huyện và Ban phát triển xã là đơn vị được thành lập theo quyết định của UBND các tỉnh thực hiện dự án trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư và UBND các tỉnh Dự án, có quyền hạn và trách nhiệm được quy định trong các quyết định thành lập.

* Ngân hàng Phục vụ Dự án ( viết tắt là ngân hàng phục vụ ) là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NH NN & PTNT) theo quyết định số 179/QĐ - NHNN ngày 12/3/2002 của Ngân hàng Nhà nước.

2. Nguyên tắc quản lý:

- Dự án được tài trợ bằng các nguồn vốn sau: Vốn vay IDA, vốn viện trợ không hoàn lại của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) và vốn đối ứng trong nước.

- Nguồn vốn vay của IDA và viện trợ không hoàn lại của Anh (DFID) cho Dự án là nguồn thu vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, vì vậy toàn bộ tiền vay và viện trợ phải được hạch toán đầy đủ vào Ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính quản lý, theo dõi việc thực hiện khoản vay và trả nợ cho IDA khi đến hạn, theo các điều khoản do Hiệp định vay quy định và phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam.

- Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc mang tính đặc thù là đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn ( vùng 3) để xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu là các công trình nhỏ phân tán, và tăng cường năng lực quản lý, được quản lý theo chế độ hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và các chính sách của nhà nước về xoá đói giảm nghèo. Việc sử dụng nguồn vốn IDA và viện trợ DFID cho Dự án được thực hiện dưới hình thức Nhà nước cấp phát từ ngân sách theo quy định tại Quyết định số 612/QĐ-TTg ngày 21/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phương thức hạch toán ngân sách: hàng quý Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước nguồn vốn vay IDA cho dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc và ghi chi ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án ở các tỉnh và ghi chi cho Bộ Kế hoạch và đầu tư để thực hiện dự án ở cấp trung ương.

- Bộ Kế hoạch và đầu tư và UBND các tỉnh thực hiện dự án có trách nhiệm chỉ đạo sử dụng vốn đúng mục đích và nội dung dự án đã được duyệt, phù hợp với các điều kiện đã cam kết trong Hiệp định và các quy định hiện hành của Việt Nam.

- Ban QLDA Trung ương chịu trách nhiệm quản lý việc rút vốn ngoài nước (nguồn vốn của IDA và vốn viện trợ của DFID) và thanh toán chi tiêu cho các hoạt động của Ban Quản lý Dự án Trung ương thực hiện phần dự án của Ban QLDA Trung ương.

- Các Ban QLDA Tỉnh chịu trách nhiệm quản lý việc rút vốn ngoài nước (nguồn vốn IDA) cho hoạt động dự án của tỉnh. Các Ban QLDA Tỉnh và Huyện chịu trách nhiệm quản lý, chi tiêu thanh toán cho các hoạt động của dự án ở tỉnh và huyện theo kế hoạch và phân công trong dự án, cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu, chứng từ liên quan đến chi tiêu của Dự án thuộc phạm vi tỉnh, huyện mình cho Ban QLDA Trung ương

- Nguồn vốn đối ứng cho hoạt động dự án tại 6 tỉnh do Uỷ ban Nhân dân tỉnh bố trí từ ngân sách địa phương hoặc huy động từ các nguồn hợp lệ khác. Vốn đối ứng Trung ương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo kế hoạch hàng năm.

- Kho Bạc Nhà nước (Cấp Trung Ương, cấp Tỉnh và cấp Huyện) nơi cấp vốn cho dự án có trách nhiệm thực hiện việc quản lý tài chính, kiểm tra , xác nhận toàn bộ khối lượng thực hiện và cấp phát vốn đối ứng trực tiếp cho Dự án.

- Ngân hàng phục vụ dự án, thực hiện các thủ tục rút vốn từ IDA và DFID và thanh toán theo yêu cầu của các Ban quản lý Dự án Trung ương và tỉnh khi có ý kiến đồng ý của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng phục vụ được hưởng phí dịch vụ theo biểu phí phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các khoản phí dịch vụ trên được tính trong tổng mức đầu tư của Dự án.

- Thành phần Ngân sách phát triển xã của Dự án sẽ được tổ chức thực hiện bắt đầu năm thứ hai của Dự án và áp dụng với những xã có đủ năng lực theo một tiêu chí lựa chọn sẽ được thống nhất giữa Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện dự án. Việc quản lý tài chính cho thành phần Ngân sách phát triển xã sẽ được quy định ở một văn bản riêng.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án

Ban QLDA Trung Ương và Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm lập và trình duyệt kế hoạch vốn đầu tư của Dự án từ các nguồn vốn IDA , DFID và vốn đối ứng trong nước theo chế độ qui định hiện hành.

[...]