Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước,
Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Vụ trưởng Vụ Tài chính
Hành chính Sự nghiệp và Chánh văn phòng Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành
quyết định này.
1. Phân loại dự án
để lập kế hoạch và quản lý chi tiêu:
a. Phân loại theo tính chất chi:
- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
gồm: các dự án có nội dung chi xây dựng cơ bản quy định tại Phần II, mục I,
Thông tư số 135/1999/TT-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ Tài chính hoặc các văn bản sửa
đổi, bổ sung, thay thế Thông tư này.
- Các dự án đầu tư có tính chất
chi hành chính sự nghiệp gồm: các dự án đầu tư phát triển vào lĩnh vực kinh tế,
xã hội nhưng không có nội dung chi xây dựng cơ bản.
Đối với các dự án bao gồm cả các
thành phần chi xây dựng cơ bản và hành chính sự nghiệp, chủ đầu tư cần trao đổi
thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để được áp dụng phương thức
lập kế hoạch vốn và quản lý chi tiêu theo một trong hai loại dự án trên.
- Các chương trình/dự án tín dụng
gồm: các chương trình/dự án hoặc hợp phần tín dụng của một dự án sử dụng nguồn
vốn ODA cho các tổ chức ngân hàng, tín dụng vay lại để các tổ chức này thực hiện
việc cho vay tiếp đến dự án hay người sử dụng cuối cùng, nhằm thực hiện các mục
tiêu đã được xác định.
b. Phân loại theo cơ chế sử dụng
vốn:
- Các dự án cấp phát bao gồm:
các dự án sử dụng vốn ODA theo cơ chế Ngân sách Nhà nước cấp phát.
- Các dự án vay lại bao gồm: các
dự án sử dụng vốn ODA theo cơ chế vay lại từ Ngân sách Nhà nước.
- Các dự án hỗn hợp vừa cấp phát
vừa cho vay lại: các dự án sử dụng vốn ODA được Ngân sách Nhà nước cấp phát một
phần, phần còn lại nhận vay lại từ ngân sách.
2. Lập kế hoạch vốn đầu tư/hay dự
toán ngân sách của dự án ODA:
a. Đối với các dự án cấp phát:
Hàng năm, vào thời điểm lập,
trình, và xét duyệt dự toán Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành, Ban Quản
lý dự án căn cứ tiến độ thực hiện dự án lập Kế hoạch vốn đầu tư của dự án (đối
với dự án đầu tư xây dựng cơ bản), hay Dự toán ngân sách (đối với dự án Hành
chính sự nghiệp) gửi Bộ chủ quản (nếu dự án do trung ương quản lý), gửi UBND tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương (nếu dự án do địa phương quản lý), để tổng hợp vào kế
hoạch ngân sách chung của Bộ, tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.
Kế hoạch này phải thể hiện rõ
các nội dung chi của dự án, các nguồn vốn của dự án như các nguồn vốn vay, viện
trợ, vốn đối ứng trong nước do Ngân sách Trung ương cấp, Ngân sách Địa phương cấp,
vốn đóng góp của người hưởng lợi, vốn tín dụng (nếu có).
Quy trình phê duyệt, phân bổ kế
hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách cho dự án tuân thủ đúng các quy định hiện
hành trong nước (Vốn đối với các dự án xây dựng cơ bản sẽ do Bộ Kế hoạch và đầu
tư thông báo, vốn đối với các dự án hành chính sự nghiệp sẽ do Bộ Tài chính
thông báo). Quyết định của các Bộ hay UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, hay dự toán ngân sách cho dự án phải được gửi đến
Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư, nếu là dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc Vụ Hành chính
sự nghiệp, nếu là dự án hành chính sự nghiệp) Vụ Đầu tư và Vụ Hành chính sự
nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, thông báo kế hoạch vốn đầu tư hoặc dự toán ngân
sách của các dự án cho Kho bạc nhà nước trung ương và Vụ Tài chính Đối ngoại
làm cơ sở theo dõi, đối chiếu khi cấp phát và rút vốn ODA thanh toán cho dự án.
b. Đối với các dự án vay lại:
Dự án cần lập kế hoạch vốn đầu
tư của dự án theo đúng quy định hiện hành, trong đó có nêu rõ nguồn vốn ODA và
nguồn vốn đối ứng, kế hoạch này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu
tư có trách nhiệm tự cân đối đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện dự án và báo
cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cân đối vốn đối ứng.
c. Đối với các dự án hỗn hợp thì
tuỳ theo tính chất của hợp phần được cấp phát hay vay lại, mà áp dụng quy trình
lập kế hoạch vốn đầu tư hay dự toán ngân sách theo quy định tại các mục a) hoặc
b) trên đây.
3. Kế hoạch rút vốn ODA:
- Kế hoạch năm: Tháng 8 hàng
năm, đồng thời với quá trình lập kế hoạch vốn đầu tư/ dự toán ngân sách của dự
án, hay kế hoạch sử dụng vốn tín dụng nguồn ODA, các Ban Quản lý dự án lập kế
hoạch rút vốn ODA năm sau gửi Bộ chủ quản và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại)
để tổng hợp kế hoạch rút vốn ODA chung, và theo dõi tình hình rút, sử dụng nguồn
vốn ODA của dự án trong năm kế hoạch. Kế hoạch này cần phân rõ từng nguồn vốn
ODA (nếu là dự án hỗn hợp viện trợ và vay hoặc đồng tài trợ) và phân theo từng
quý.
Tuỳ thuộc vào quy định trong Điều
ước quốc tế, việc rút vốn, thanh toán bằng nguồn vốn ODA được thực hiện thông
qua một hoặc một số các hình thức phổ biến sau: thanh toán trực tiếp, tài khoản
đặc biệt, thư cam kết, hoàn vốn và thủ tục chuyển tiền.
HỒ
SƠ BAN ĐẦU LÀM CĂN CỨ QUẢN LÝ VIỆC RÚT VỐN ODA:
Ban Quản lý dự án cần gửi các
tài liệu sau cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại):
* Quyết định đầu tư của cấp có
thẩm quyền;
* Điều ước quốc tế về ODA ký giữa
Việt Nam và nhà tài trợ và tài liệu dự án liên quan đến dự án;
* Kế hoạch vốn đầu tư /dự toán
ngân sách hàng năm đã được cấp có thẩm quyền giao;
* Thoả thuận cho vay lại đã ký
giữa chủ đầu tư và cơ quan được uỷ quyền cho vay lại (nếu là dự án thuộc diện
vay lại);
* Quyết định của cấp có thẩm quyền
công nhận đơn vị trúng thầu (hoặc quyết định chỉ định thầu)
* Hợp đồng (xây lắp, mua sắm, tư
vấn, v.v
) giữa chủ đầu tư với nhà thầu / hoặc dự toán chi tiêu được cấp có thẩm
quyền phê duyệt ( nếu hoạt động chi tiêu không theo hình thức hợp đồng )
* Quyết định của cấp có thẩm quyền
phê duyệt hợp đồng.
* Trường hợp hợp đồng thuộc đối
tượng cần có ý kiến trước của nhà tài trợ, cần có thêm "ý kiến không phản
đối" (no objection) của nhà tài trợ.
* Bảo lãnh thực hiện của ngân hàng
nhà thầu;
* Bảo lãnh tạm ứng (nếu là thanh
toán tạm ứng)
Ban quản lý dự án chỉ cần gửi
các tài liệu trên một lần đối với toàn bộ dự án, riêng kế hoạch vốn đầu tư/ dự
toán ngân sách được gửi hàng năm.
1. Quy trình rút vốn theo thủ tục
thanh toán trực tiếp (hay hình thức chuyển tiền):
Thanh toán trực tiếp là hình thức
thanh toán theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ sẽ chuyển tiền thanh toán trực
tiếp cho nhà thầu/người cung cấp. Hình thức này thường áp dụng trong các trường
hợp thanh toán theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn, hợp đồng tư
vấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với số lượng nhỏ không cần
thiết phải mở L/C.
Đối với các dự án JBIC tài trợ
thì hình thức này gọi là hình thức rút vốn chuyển tiền và chỉ áp dụng đối với
các đơn rút vốn bằng Đồng Việt nam.
1.1. Để rút vốn thanh toán trực
tiếp từng lần Ban Quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài
chính đối ngoại):
* Đơn rút vốn và các sao kê đi
kèm theo mẫu quy định và công văn đề nghị rút vốn;
* Hoá đơn/yêu cầu thanh toán của
nhà thầu;
* Phiếu giá thanh toán đã được
Cơ quan kiểm soát chi xác nhận . Trường hợp thanh toán tạm ứng phải có phiếu
giá thanh toán tạm ứng được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận.
* Trong những trường hợp đặc biệt,
Bộ Tài chính có thể yêu cầu Ban Quản lý dự án cung cấp các tài liệu giải trình
bổ sung.
1.2. Trong vòng 5 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại)
sẽ xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.
Đối với các dự án do WB và ADB
tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ
Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dự án
và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của Bộ
Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn và gửi
nhà tài trợ.
Nhà tài trợ xem xét đơn xin rút
vốn nếu chấp nhận sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà thầu. Đối với
dự án JBIC việc chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của nhà thầu sẽ thông qua
ngân hàng phục vụ.
2. Quy trình rút vốn theo thủ tục
Thư cam kết, hoặc thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết:
2.1. Thủ tục thư cam kết là hình
thức theo đề nghị của bên vay, nhà tài trợ phát hành một Thư cam kết đảm bảo trả
tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã hay sẽ thanh toán bằng Thư
tín dụng (L/C).
Hình thức này thường áp dụng
trong trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C và thanh toán phần ngoại tệ
trong các hợp đồng của các dự án JBIC.
Ban Quản lý dự án gửi đến Bộ Tài
chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) các tài liệu sau:
* Công văn đề nghị Bộ Tài chính
cho phép mở L/C và đề nghị phát hành Thư cam kết kèm Đơn xin rút vốn và các sao
kê theo mẫu quy định (Đối với dự án của JBIC không yêu cầu nộp Đơn xin rút vốn
và các sao kê).
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào công văn đề nghị và quy định trong hợp
đồng, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) xem xét có văn bản chấp thuận mở
L/C gửi Ban Quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Căn cứ vào ý kiến đồng ý của Bộ
Tài chính, trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính,
Ngân hàng phục vụ làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ nước ngoài mở L/C và
thông báo cho nhà tài trợ đề nghị phát hành thư cam kết (trường hợp dự án JBIC)
hoặc cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn gửi nhà tài trợ ( trường hợp dự
án của WB, ADB).
Nhà tài trợ xem xét thư đề nghị
hoặc đơn xin rút vốn, nếu chấp nhận sẽ phát hành Thư cam kết.
2.2. Thanh toán bằng L/C không cần
thư cam kết (áp dụng đối với một số dự án tài trợ song phương):
Ban Quản lý dự án gửi đến Bộ Tài
chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) các tài liệu sau:
- Công văn đề nghị Bộ Tài chính
cho phép mở L/C .
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Ban quản
lý dự án và ngân hàng phục vụ.
3. Quy trình rút vốn theo thủ tục
hoàn vốn, thủ tục hồi tố:
Thanh toán Hoàn vốn là hình thức
nhà tài trợ tài trợ cho các khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay
thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn tự có. Hình thức này thường áp dụng
trong các trường hợp thanh toán mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mục xây dựng
cơ bản.
Thanh toán hồi tố là hình thức
nhà tài trợ tài trợ cho những khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay
thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn tự có trước khi hiệp định
vay có hiệu lực. Hình thức này chỉ áp dụng khi được nhà tài trợ thoả thuận đồng
ý từ khi chuẩn bị dự án và được đưa vào nội dung của hiệp định vay.
Để rút vốn theo hình thức hoàn vốn
(hoặc hồi tố), Ban quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài
chính Đối ngoại):
Các tài liệu phải gửi từng lần
rút vốn:
* Công văn đề nghị rút vốn và
đơn rút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu. Trong đơn rút vốn phải ghi tên và số
tài khoản của đơn vị thụ hưởng là đơn vị đã chi ứng trước cho khoản hoàn vốn
đó;
* Phiếu giá thanh toán có xác nhận
của Cơ quan kiểm soát chi theo quy định hiện hành và các chứng từ khác chứng
minh số tiền và nguồn vốn đã thanh toán cho nhà thầu;
* Trong những trường hợp đặc biệt,
Bộ Tài chính có thể yêu cầu Ban Quản lý dự án cung cấp các tài liệu giải trình
bổ sung.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽ xem
xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.
Đối với các dự án do WB và ADB
tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ
Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dự án
và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài
chính, ngân hàng phục vụ cùng Ban Quản lý dự án ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.
Nhà tài trợ xem xét nếu chấp nhận
sẽ chuyển tiền hoàn lại số vốn đã được thanh toán.
Đối với các khoản rút hoàn vốn
cho các khoản do ngân sách nhà nước đã chi (hoặc từ các nguồn vốn có nguồn gốc
ngân sách), số tiền rút về phải được nộp vào Ngân sách Nhà nước nơi đã ứng vốn.
Đối với các khoản rút vốn hoàn vốn
cho các khoản do chủ dự án đã chi bằng vốn tự có (hoặc vốn tín dụng, hay huy động
khác không có nguồn gốc từ ngân sách), chủ dự án được sử dụng số tiền rút vốn
theo các quy định quản lý tài chính hiện hành.
4. Quy trình rút vốn theo thủ tục
Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng:
4.1. Tài khoản đặc biệt/Tài khoản
tạm ứng là hình thức nhà tài trợ ứng trước cho bên vay một khoản tiền vào Tài
khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng để bên vay chủ động thuận lợi trong các thanh
toán nhỏ, giảm bớt số lần xin rút vốn từ nhà tài trợ, đẩy nhanh tốc độ thanh
toán cho các hoạt động của dự án. Hình thức này thường áp dụng trong các trường
hợp thanh toán các hoá đơn xây lắp theo tiến độ, mua sắm thiết bị nhỏ, chi phí
hoạt động của Ban Quản lý dự án, v.v..
Hạn mức của Tài khoản đặc biệt/Tài
khoản tạm ứng tuỳ thuộc nhu cầu chi tiêu của dự án, được xác định trong hiệp định
vay hay thư giải ngân của dự án.
a. Rút vốn lần đầu về Tài khoản
đặc biệt/Tài khoản tạm ứng:
Để rút vốn lần đầu về Tài khoản đặc
biệt/Tài khoản tạm ứng, căn cứ hạn mức tài khoản đã quy định trong hiệp định
vay, và dự kiến chi tiêu thời gian tới Ban Quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến
Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại):
* Công văn đề nghị rút vốn, đơn
rút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ điều ước quốc tế đã ký, Bộ Tài chính
(Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽ xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.
Đối với các dự án do WB và ADB
tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ
Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dự án
và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài
chính, ngân hàng phục vụ cùng Ban Quản lý dự án ký vào đơn rút vốn gửi nhà tài
trợ.
Nhà tài trợ xem xét, chấp nhận sẽ
chuyển tiền vào Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng.
b. Quy trình chi tiêu từ Tài khoản
đặc biệt/Tài khoản tạm ứng:
- Quy trình Cơ quan kiểm soát
chi kiểm tra sau:
Khi có yêu cầu chi thanh toán
cho nhà thầu/ người cung cấp/tư vấn, sau khi thực hiện nghiệm thu, kiểm tra khối
lượng, chứng từ, chấp nhận thanh toán theo đúng quy định hiện hành và tính toán
số tiền được thanh toán bằng nguồn vốn ODA, đúng tỷ lệ quy định trong tài liệu
dự án, Ban Quản lý dự án đề nghị ngân hàng phục vụ trích tiền từ Tài khoản đặc
biệt/Tài khoản tạm ứng thanh toán cho người hưởng lợi.
Trong vòng 5 ngày làm việc sau
khi rút vốn từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng để thanh toán, Ban Quản lý
dự án gửi hồ sơ chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành đến Cơ quan kiểm
soát chi để Cơ quan này thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định hiện hành.
Trong vòng 5 ngày làm việc, căn cứ kết quả kiểm soát hồ sơ chứng từ, Cơ quan kiểm
soát chi xác nhận khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán trên phiếu giá
hoặc bảng kê (đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng, nếu có).
Trường hợp thanh toán cho các hợp
đồng thanh toán một lần hoặc thanh toán lần cuối cho các hợp đồng, Ban quản lý
dự án gửi hồ sơ chứng từ theo quy định hiện hành cho Cơ quan kiểm soát chi để đề
nghị kiểm tra trước, xác nhận hồ sơ đủ điều kiện thanh toán. Trong vòng 5 ngày
làm việc, Cơ quan kiểm soát chi kiểm tra hồ sơ chứng từ, xác nhận khối lượng
hoàn thành đủ điều kiện thanh toán (đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng, nếu
có). Căn cứ vào xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi, Ban quản lý dự án làm thủ tục
với ngân hàng phục vụ để thanh toán từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng cho
nhà thầu.
Phiếu giá có xác nhận của Cơ
quan kiểm soát chi là một trong các căn cứ để Ban Quản lý dự án làm thủ tục rút
vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng sau này.
- Quy trình Cơ quan kiểm soát
chi kiểm tra trước:
Đối với các dự án nhiều cấp quản
lý (trung ương, địa phương), hoặc do đặc thù dự án phức tạp, sẽ áp dụng hình thức
Cơ quan kiểm soát chi kiểm tra trước đối với việc chi tiêu từ Tài khoản đặc biệt/Tài
khoản tạm ứng như sau:
Theo quy trình này, ngân hàng phục
vụ chỉ thực hiện giải ngân từ tài khoản đặc biệt/tài khoản tạm ứng khi các đề
nghị thanh toán có kèm theo phiếu giá có xác nhận đủ điều kiện thanh toán của
Cơ quan kiểm soát chi.
* Khi có yêu cầu chi thanh toán
cho nhà thầu/ người cung cấp/tư vấn v.v., Ban Quản lý dự án (trung ương/địa
phương) gửi các hồ sơ chứng từ thanh toán theo đúng quy định hiện hành đến Cơ
quan kiểm soát chi. Trong vòng 5 ngày làm việc, Cơ quan kiểm soát chi thực hiện
việc kiểm tra hồ sơ, xác nhận phần vốn ngoài nước đủ điều kiện thanh toán (và
thanh toán phần vốn đối ứng, nếu có).
Đối với các dự án nhiều cấp quản
lý:
* Để rút vốn từ Tài khoản đặc biệt/Tài
khoản tạm ứng, Ban Quản lý dự án địa phương gửi yêu cầu thanh toán kèm xác nhận
của Cơ quan kiểm soát chi cho Ban quản lý dự án trung ương.
* Căn cứ vào đề nghị của Ban quản
lý dự án địa phương, Ban quản lý dự án trung ương gửi yêu cầu thanh toán kèm
xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi đến ngân hàng phục vụ để giải ngân từ Tài
khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng thanh toán cho người thụ hưởng.
* Trường hợp các dự án có tài
khoản tạm ứng ở cấp địa phương (Tài khoản tạm ứng cấp 2), Ban quản lý dự án địa
phương gửi yêu cầu thanh toán kèm xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi đến ngân
hàng phục vụ để giải ngân từ Tài khoản tạm ứng cấp 2 thanh toán cho người thụ
hưởng.
Đối với các dự án một cấp quản
lý:
* Ban quản lý dự án gửi yêu cầu
thanh toán kèm xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi đến ngân hàng phục vụ để giải
ngân từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng thanh toán cho người thụ hưởng.
c. Quy trình rút vốn bổ sung Tài
khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng
Để rút vốn bổ sung Tài khoản đặc
biệt/Tài khoản tạm ứng, Ban quản lý dự án cần gửi các tài liệu sau cho Bộ Tài
chính (Vụ Tài chính Đối ngoại):
* Công văn đề nghị rút vốn bổ
sung Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng, đơn rút vốn và các sao kê đi kèm
theo mẫu;
* Bản sao kê chi tiêu do ban quản
lý dự án lập thể hiện rõ các khoản đã chi từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng,
số/ngày văn bản xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi về khoản đã chi, kèm theo bản
sao phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi.
* Sao kê tài khoản đặc biệt của
ngân hàng phục vụ;
* Khế ước nhận nợ đã ký giữa chủ
đầu tư và cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền quản lý khoản vay lại đối với các
khoản tiền đã rút về tài khoản đặc biệt (trong trường hợp dự án nhận vay lại);
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽ
xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.
Đối với các dự án do WB và ADB
tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý
kiến gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc kể
từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, ngân hàng phục vụ cùng Ban quản lý dự án gửi
nhà tài trợ.
Nhà tài trợ xem xét, chấp nhận sẽ
chuyển tiền bổ sung vào Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng.
4.2. Rút vốn và thanh toán theo
phương thức Tài khoản đặc biệt đối với vốn vay JBIC:
a. Mở Tài khoản đặc biệt và rút
vốn lần đầu:
- Theo sự uỷ nhiệm của Bộ Tài
chính (Vụ Tài chính Đối ngoại), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mở Tài khoản đặc
biệt bằng tiền Yên, và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Tokyo
- Mitsubishi do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) làm chủ tài khoản.
- Trong nước, Bộ Tài chính (Vụ
Tài chính Đối ngoại) đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở các tài khoản
chuyên dùng đối ứng với Tài khoản đặc biệt và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc
biệt do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) là chủ tài khoản để theo dõi và hạch
toán số tiền đã rút và số tiền lãi phát sinh trên Tài khoản đặc biệt cũng như
việc trả nợ sau này.
- Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối
ngoại) ký Đơn đề nghị rút vốn lần đầu gửi nhà tài trợ với giá trị theo quy định
tại hiệp định, nhưng tối đa không quá 50% giá trị hiệp định. Kỳ rút vốn đầu
tiên không cần chứng từ kèm theo.
b. Thanh toán từ Tài khoản đặc
biệt:
- Đối với phần chi bằng Đồng Việt
Nam:
* Chủ đầu tư/BQLDA tập hợp chứng
từ gửi Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định hiện
hành.
* Sau khi có xác nhận của Cơ
quan kiểm soát chi, Chủ đầu tư/BQLDA lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối
ngoại) gồm: Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu có xác nhận của Chủ đầu tư, bảng
tổng hợp các khoản rút vốn (Accumulated payment claimed and paid), hoá đơn, phiếu
giá thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi. Trường hợp thanh toán ứng
trước thì cần có thêm Bảo lãnh tạm ứng do ngân hàng được Chủ đầu tư chấp nhận cấp.
* Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền có công
văn đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển tiền thanh toán theo đề nghị
của Chủ đầu tư. Trong vòng 3 ngày sau khi nhận được công văn đề nghị, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam thực hiện chuyển tiền, sau đó gửi Bộ Tài chính các Giấy
báo chuyển tiền kèm theo chứng từ chuyển tiền của ngân hàng để Bộ Tài chính làm
thủ tục rút vốn bổ sung vào Tài khoản đặc biệt.
- Đối với phần chi bằng ngoại tệ
để thanh toán cho các L/C nhập khẩu:
* Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam được tự động trích Tài khoản đặc biệt để thanh toán
cho các L/C nhập khẩu theo đúng quy định về phương thức thanh toán bằng L/C.
* Sau khi thanh toán, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam sao bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo xác nhận đã thanh toán
gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) để làm thủ tục rút vốn bổ sung Tài
khoản đặc biệt.
c. Rút vốn bổ sung Tài khoản đặc
biệt:
Bộ Tài chính tập hợp chứng từ
thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kèm theo bản sao Giấy đề nghị
thanh toán đối với các khoản chi bằng Đồng Việt nam, hoặc bộ chứng từ nhập khẩu
kèm theo giấy xác nhận đã thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và gửi
Đơn rút vốn bổ sung cho JBIC.
Nếu giá trị khoản rút vốn đầu
tiên bằng 50% giá trị hiệp định, các lần rút vốn bổ sung sau đó sẽ chỉ được rút
50% giá trị đề nghị. Nếu giá trị khoản rút vốn lần đầu ít hợn 50% giá trị hiệp
định, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) được rút 100% giá trị đề nghị đến
khi tổng giá trị vốn đã rút bằng 50% giá trị hiệp định. Sau đó các lần rút vốn
bổ sung tiếp theo sẽ chỉ được bổ sung bằng 50% giá trị đề nghị rút vốn để đảm bảo
khi giải ngân 100% giá trị hiệp định thì nhà tài trợ cùng tập hợp được đầy đủ
chứng từ rút vốn.
5. Quy trình rút vốn đối với các
dự án tín dụng hoặc cấu phần tín dụng:
Các dự án tín dụng hoặc cấu phần
tín dụng của các dự án thực hiện như sau: căn cứ vào yêu cầu cho vay tiếp và
chi tiêu cho các nội dung của dự án, Tổ chức tín dụng nhận vay lại chuẩn bị hồ
sơ rút vốn từ nhà tài trợ để thực hiện cho vay tiếp hoặc chi tiêu cho các hoạt
động của dự án theo đúng các quy định trong hiệp định vay, hiệp định dự án (nếu
có) và các quy định hiện hành về tín dụng, đầu thầu, mua sắm v.v
Tổ chức tín dụng nhận vay lại cần
gửi Bộ Tài chính các chứng từ sau:
- Công văn đề nghị rút vốn,
- Đơn rút vốn kèm sao kê các khoản
đã cho vay lại theo quy định của nhà tài trợ (tổ chức tín dụng nhận vay lại chịu
trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các khoản cho vay tiếp).
- Các chứng từ chứng minh tính hợp
pháp, hợp lệ của các khoản chi tiêu cho các hoạt động của dự án.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽ
xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.
Đối với các dự án do WB và ADB
tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý
kiến gửi tổ chức tín dụng nhận vay lại và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày
làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, ngân hàng phục vụ cùng tổ chức
tín dụng nhận vay lại ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.