Thông báo số 230/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2010

Số hiệu 230/TB-VPCP
Ngày ban hành 02/12/2004
Ngày có hiệu lực 02/12/2004
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Quốc Huy
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 230/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2004 

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 37/NQ-TW NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN 2010

Trong hai ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2004, tại Yên Bái, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ cùng đồng chí Trương Tấn Sang Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đồng chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2010.

Dự Hội nghị có đồng chí Phó Trưởng Bản thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ; các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chánh Văn phòng; Tỉnh ủy Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng Giám đốc một số Sở, ban, ngành có liên quan thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

Hội nghị đã nghe đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc giới thiệu nội dung Nghị quyết số 37/NQ-TW của Bộ Chính trị; đồng chí Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết trên; đồng chí Vũ Tiến Chiến, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc trình bày một số nhiệm vụ cơ bản cần tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong năm 2004 và năm 2005; ý kiến phát biểu của lãnh đạo 8 Bộ, ngành Trung ương và 13 địa phương. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đã kết luận như sau:

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng, có tiềm năng lợi thế to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, môi trường sinh thái của cả khu vực Bắc bộ và của cả nước. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc các tỉnh trong vùng đã có nhiều cố gắng và đã giành được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay vùng này vẫn là vùng nghèo, còn nhiều khó khăn, thách thức, cần phải được phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.

Hội nghị vui mừng và đánh giá cao việc Bộ Chính trị có Nghị quyết số 37/NQ-TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010. Nghị quyết đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển toàn diện, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng này, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng và cả nước.

Hội nghị đã tập trung thảo luận để quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ Chính trị và tham gia nhiều ý kiến bổ sung thiết thực vào chương trình hành động của Chính phủ. Một số kiến nghị cụ thể của từng địa phương, đề nghị các Bộ liên quan xử lý trả lời cho địa phương; đồng thời, Hội nghị yêu cầu các Bộ, Ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh tập trung chỉ đạo tốt việc triển khai, thực hiện ngay một số công tác trọng tâm sau đây:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia hợp lý của các đại biểu để bổ sung hoàn chỉnh và sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW của Bộ Chính trị. Nội dung, chương trình hành động của Chính phủ phải thể hiện được:

- Các loại công việc cần làm, các dự án cần triển khai theo thứ tự ưu tiên, phân kỳ thời gian và đơn vị thực hiện, nguồn lực đảm bảo… để làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện và kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

- Các cơ chế, chính sách đặc thù cần ban hành áp dụng cho vùng này (kể cả cơ chế chính sách hợp tác với Trung Quốc). Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các Bộ, ngành liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cụ thể cho vùng để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

- Chương trình hành động của Chính phủ phải bổ sung thêm một số nhiệm vụ cho các Bộ, ngành liên quan như: Bộ Ngoại giao, Bộ Thủy sản…

2. Các Bộ, ngành và các địa phương khi xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW của Bộ, ngành và địa phương mình cần lưu ý:

a) Đối với các Bộ, ngành:

- Trên cơ sở quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm đã có của các Bộ, ngành, cần rà soát, cập nhật bổ sung thêm quy hoạch theo tinh thần của Nghị quyết này để triển khai thực hiện. Trên cơ sở quy hoạch đã được cập nhật, lựa chọn xác định các chương trình, dự án khả thi, các sản phẩm chủ yếu, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trước hết tập trung xây dựng các dự án về giao thông (đặc biệt là nghe thông đường bộ, trong đó có đường tuần tra biên giới); thủy lợi (đặc biệt là thủy lợi nhỏ); các dự án về du lịch (chú trọng du lịch di tích lịch sử và du lịch sinh thái); các dự án về sản xuất, (chú trọng điều tra, khảo sát kỹ về tài nguyên khoáng sản để xây dựng một số cơ sở sản xuất, chế biến); sớm hoàn thành quy hoạch một số sản phẩm chính như: điện, xi măng thép, phân đạm, giấy…; dự án xây dựng đô thị, (chú trọng hình thành tuyến đô thị biên giới Việt Nam – Trung Quốc).

- Để các chương trình và dự án thực hiện đúng tiến độ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan tính toán cân đối nguồn vốn và đề xuất với Chính phủ về cơ chế chính sách ưu tiên hỗ trợ về vốn để thực hiện.

b) Đối với các địa phương:

Các địa phương cần quán triệt tinh thần Nghị quyết số 37/NQ-TW và Chương trình hành động của Chính phủ gắn với những nhiệm vụ còn lại của năm 2004, kế hoạch năm 2005, kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tới để xây dựng chương trình triển khai của địa phương mình (kể cả hệ thống chính trị).

3. Về một số dự án lớn cần được triển khai sớm:

a) Đối với các dự án xây dựng hạ tầng:

- Trước hết là các dự án giao thông đường bộ cần được ưu tiên triển khai sớm, trong tháng 11 năm 2004, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch cụ thể. Các địa phương phải hỗ trợ giải phóng nhanh mặt bằng để tổ chức thi công.

- Về việc xây dựng các sân bay theo đề nghị của các địa phương, trước mắt tập trung nâng cấp sân bay Nà Sản, việc này đã có chủ trương, cần tập trung bố trí vốn để thực hiện. Sân bay ở các địa phương khác sẽ xem xét sau năm 2010.

- Về dự án xây dựng thủy lợi nhỏ, các địa phương xây dựng dự án, kết hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí hỗ trợ vốn.

b) Đối với các dự án sản xuất sản phẩm chủ yếu:

- Thủy điện Sơn La: Phấn đấu để hoàn thành sớm từ 1 đến 2 năm, yêu cầu các địa phương liên quan giải quyết tốt việc di dân tái định cư và giải phóng mặt bằng (kể cả cho thủy điện Na Hang).

- Xi măng: Chính phủ đã phê duyệt một số dự án xây dựng nhà máy xi măng công suất lớn (Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang), các chủ đầu tư, các địa phương cần phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Các chủ đầu tư, các địa phương tự huy động vốn là chính, Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ một phần qua tín dụng phát triển. Bộ Xây dựng cùng các tỉnh, Bộ, ngành liên quan xem xét bổ sung thêm một số nhà máy xi măng cho vùng như: Điện Biên, Lai Châu, Đô Lương (Nghệ An)… trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12 năm 2004.

- Giấy: Sau dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 1, Bộ Công nghiệp cần chỉ đạo đẩy nhanh dự án mở rộng giai đoạn 2 và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy giấy Thanh Hóa. Đồng thời xem xét, bổ sung quy hoạch sản xuất bột giấy, giấy trong vùng phù hợp với khả năng nguyên liệu và thị trường.

- Về khai thác, chế biến khoáng sản: yêu cầu Bộ Công nghiệp rà soát lại và có kế hoạch cụ thể về các dự án sản xuất (phải đẩy nhanh tiến độ dự án gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2), sắt Quý xa, mở rộng A pa tít Lào Cai, phân đạm, Bắc Giang, đồng Sinh Quyền – Lào Cai…).

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ