Kết luận 26-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 26-KL/TW
Ngày ban hành 02/08/2012
Ngày có hiệu lực 02/08/2012
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Lê Hồng Anh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 26-KL/TW

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2012

 

KẾT LUẬN

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 37-NQ/TW, NGÀY 01/7/2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA IX NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020

Tại phiên họp ngày 05/7/2012, sau khi xem xét báo cáo kết quả tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010” của Ban Chỉ đạo tổng kết, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận:

1- Về tình hình thực hiện Nghị quyết

1.1- Nghị quyết số 37-NQ/TW  của Bộ Chính trị khóa IX được ban hành kịp thời, đánh giá đúng đặc điểm, vị trí quan trọng, tiềm năng, lợi thế, những khó khăn, thách thức và xác định rõ hướng phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; đã được các tỉnh ủy trong vùng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc  Trung ương tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, từng bước đi vào cuộc sống và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nổi bật là:

Bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển, kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11,57%, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra và cao hơn mức bình quân chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng dần tỉ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp). Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến và đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp phát triển nhanh, khai thác tốt tiềm năng về khai khoáng, thủy điện, chế biến lâm sản, tạo động lực cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả kinh tế. Thương mại, dịch vụ được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống và sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 23%/năm. Thu ngân sách tăng bình 29,31%/năm. Tổng đầu tư toàn xã hội đạt khá, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị được quan tâm, nhiều công trình trọng điểm ghi trong Nghị quyết đã và đang được thực hiện. Công tác di dân, tái định cư các dự án thủy điện bước đầu đạt kết quả tốt.

Các lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; công tác phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt kết quả khá.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. Hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động.

1.2- Tuy nhiên, kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu quan trọng, cấp bách của vùng, có 5 mục tiêu quan trọng Nghị quyết đề ra chưa đạt; chưa tạo được sự chuyển biến căn bản, đột phá quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của toàn vùng. Quy mô kinh tế còn nhỏ bé, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, tính liên kết thấp, chủ yếu sản phẩm thô, hiệu quả chưa cao. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, đến nay chưa xây dựng và phê duyệt được quy hoạch vùng. Kết  cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều yếu kém, nhiều dự án triển khai chậm so với yêu cầu.

Công tác giáo dục – đào tạo chuyển biến chậm; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, khoảng cách về mức sống của nhân dân chưa được thu hẹp so với các vùng khác.

Quản lý hoạt động tôn giáo, dân tộc, nhất là đối với đạo Tin Lành còn nhiều lúng túng; tình trạng dân di cư tự do gắn với truyền đạo trái pháp luật, kích động ly khai, tự trị, tuyên truyền thành lập “Vương quốc Mông” diễn biến phức tạp hơn; tệ nạn và tội phạm ma túy đang là những vấn đề bức xúc cần hết sức quan tâm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp, gây mất ổn định. Năng lực hoạt động của hệ thống chính trị vẫn còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan là do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ mang tính đặc thù, có nhiều khó khăn; các thế lực thù địch tập trung chống phá thông qua các chiêu bài lợi dung vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhưng chủ yếu là di một số nguyên nhân chủ quan: Việc phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 37-NQ/TW ở một số bộ, ngành và địa phương chưa thật sự sâu rộng; nhận thức về ý nghĩa chiến lược, tầm quan trọng, tính cấp bách của Nghị quyết chưa đầy đủ, đồng đều. Cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng chưa được ban hành kịp thời, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn thiếu chủ động, sáng tạo, chưa phát huy cao độ vao trò của người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhiều lúc, nhiều nơi chưa kịp thời; tính liên kết còn nhiều hạn chế; một số bộ, ngành của Trung ương chưa quan tâm đúng mức đến vùng Tây Bắc, chưa đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm vùng.

2- Phương hướng đến năm 2020

Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX đến nay cơ bản vẫn phù hợp; Bộ Chính trị yêu cầu các tỉnh ủy trong vùng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc Trung ương cần tiếp tục tổ chức thực hiện đến năm 2020, tập trung chỉ đạo,thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau đây:

2.1- Nhận thức rõ vị trí, vai trò của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được mở rộng gồm: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang các các huyện phía tây của các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu; có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu dài với bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống ngoại xâm; trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, căn cứ cách mạng. Tuy vậy, đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước. Xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trung vùng, vừa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh lâu dài của đất nước.

2.2- Mục tiêu tổng quát đến năm 2020

Tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội vùng trung di và miền núi Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng; đẩy mạnh khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của cả nước; cơ bản hoàn thành sắp xếp ổn định dân cư, nhất là vùng đồng bào tái định cư, đưa dân trở lại biên giới, khắc phục cơ bản tình trạng dân di cư tự do; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

2.3- Các nhiệm vụ chủ yếu

a) Về phát triển kinh tế

- Tiếp tục thực hiện các quan điểm, định hướng về phát triển kinh tế của vùng được nêu trong Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của kinh tế vùng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội; phấn đấu đến năm 2020 GDP bình quân/người đạt 2.000 USD. Voi trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, tăng nhanh hàm lượng công nghệ, giảm nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô, không qua chế biến. Hình hành một số sản phẩm chủ yếu, có thương hiệu trong cả nước và có khả năng cạnh tranh quốc tế trong các lĩnh vực điện, phân bón, hóa chất, luyện kim, dược liệu, nông, lâm sản; tiến kiệm tài nguyên, an toàn trong sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, vận tải, giáo dục, y tế ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, nhất là ở các khu kinh tế cửa khaair; khuyến khích phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

b) Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nêu trong Nghị quyết số 37-NQ/TW và một số nhiệm vụ, mục tiêu mới được xác định trong  Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, trong đó, ưu tiên hàng đầu việc xây dựng và nâng cấp hệ thống đường bộ, tạo cơ sở liên kết vùng để phát triển nhanh kinh tế - xã hội của vùng và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn), Hà Nội – Lào Cai, Hòa Lạc – Hòa Ninh; triển khai xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, một số tuyến đường kết nối các tỉnh với các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường vành đai, đường đến cửa khẩu, đường tuần tra biên giới. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có trong vùng. Tổ chức quản lý và khai thác tốt các tuyến đường thủy trên sông, trên hồ trong vùng.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ và vừa, các công trình kè bờ sông biên giới, cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, bưu chính – viễn thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các đô thị đã được xác định trong nghị quyết số 37-NQ/TW, ác thành phố, thị xã  mới được bổ sung vào vùng; chú ý xây dựng hạ tầng các cụm dân cư, thị trấn, thị tư, trung tâm cụm xã gắn với việc bố trí, sắp xếp lại dân cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng các nhà máy thủy điện lớn trong vùng và chương trình xây dựng nông thôn mới, các xã dọc tuyến biên giới Việt – Trung, Việt – Lào.

- Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi hơn, tập trung huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án, mục tiêu ghi trong Nghị quyết số 37-NQ/TW và các nghị quyết khác của Trung ương, của Chính phủ.

c) Về phát triển văn hóa – xã hội

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ