UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 831/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 15 tháng 4 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG: “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2025”
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2117/QĐ-UBND
ngày 02 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động
của UBND tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2011 - 2016 triển khai thực hiện Nghị quyết số
06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ; Quyết định số 3338/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của
UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 81/TTr-SNN ngày 26 tháng 3
năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương: “Đề
án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sơn La đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025”.
(Có Đề cương chi tiết kèm theo)
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan đơn vị có liên quan khẩn trương
triển khai xây dựng Đề án theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- TT. UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, (M01), 20 bản.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đức Hải
|
ĐỀ CƯƠNG
“ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG
LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”
(Kèm theo Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh
Sơn La)
Phần I
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
PHẢI LẬP ĐỀ ÁN
- Những thành tựu ngành nông nghiệp trong giai
đoạn 2008 - 2012.
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ mặt hàng nông lâm
sản và thủy sản.
- Các chủ trương của tỉnh về phát triển công
nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy sản.
Từ đó dẫn đến sự cần thiết phải lập Đề án Phát
triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy sản.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng
10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Căn cứ Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng
10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020.
Căn cứ Quyết định số 754/QĐ-BNN-KH ngày 06 tháng
4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình
hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số
06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Căn cứ Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16 tháng
4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án
phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Căn cứ Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày
06 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
Căn cứ Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01
năm 2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng lò giết mổ gia súc, gia
cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Căn cứ Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 19 tháng
6 năm 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi đại gia
súc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2015.
Căn cứ Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3
năm 2011 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
03-NQ/TU ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về
chương trình phát triển cây cao su đến năm 2015.
Căn cứ Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 24 tháng
9 năm 2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số
11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển ngành mây tre.
Căn cứ Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 02 tháng
10 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh
Sơn La nhiệm kỳ 2011 - 2016 triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07
tháng 3 năm 2012 và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ; Quyết định số 3338/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về việc
ban hành Chương trình công tác năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La.
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của các huyện, thành phố.
III. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN
LÝ ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án
“Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm
sản và thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.
2. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Sơn La
3. Cơ quan chủ đầu tư
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn
La (Chi cục Phát triển nông thôn).
4. Cơ quan lập đề án: Chi cục Phát triển nông
thôn.
5. Phạm vi Đề án: Toàn tỉnh.
6. Thời gian lập và trình duyệt: Năm 2014.
IV. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Phần II: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
2. Phần III: Nội dung Đề án.
4. Phần IV: Kết luận và kiến nghị.
V. SẢN PHẨM GIAO NỘP
20 Bộ Báo cáo thuyết minh “Đề án Phát triển công
nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2025”.
Phần II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
2. Địa hình
3. Khí hậu
4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất đai
b) Tài nguyên nước
c) Tài nguyên rừng
d) Tài nguyên khoáng sản
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ
HỘI
1. Cơ cấu kinh tế
a) Công nghiệp và xây dựng
b) Nông lâm nghiệp và thủy sản
c) Dịch vụ
2. Nguồn nhân lực
a) Dân số
b) Dân tộc
c) Lao động và việc làm
3. Kết cấu hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
b) Hệ thống thuỷ lợi
c) Hệ thống điện
d) Hệ thống bưu chính viễn thông, phát thanh -
truyền hình.
đ) Hệ thống y tế
4. Hiện trạng sản xuất ngành nông lâm nghiệp và thủy
sản giai đoạn 2008 - 2012
a) Nông nghiệp
b) Lâm nghiệp
c) Thủy sản
5. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến nông
lâm sản và thủy sản giai đoạn 2008 - 2012
a) Chế biến thủ công
b) Chế biến công nghiệp
c). Một số khó khăn tồn tại
Phần III
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
III. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Thóc gạo
Tổng sản lượng thóc được chế biến, trong đó chế
biến quy mô công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu năm 2020, định hướng đến
năm 2025.
2. Ngô
Tổng sản lượng ngô được chế biến, trong đó chế
biến quy mô công nghiệp năm 2020, định hướng đến năm 2025.
3. Sắn
Tổng sản lượng sắn được chế biến, trong đó chế
biến quy mô công nghiệp năm 2020, định hướng đến năm 2025.
4. Bông
Sản lượng bông được chế biến công nghiệp đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025.
5. Cà phê
- Tổng sản lượng cà phê được chế biến.
- Tăng tỷ lệ cà phê chế biến theo phương pháp ướt
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Phấn đấu nâng tỷ lệ chế biến cà phê bột đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
6. Cao su
- Sản lượng mủ cao su được chế biến.
- Cơ cấu sản phẩm đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2025: Cao su mủ cốm; mủ kỹ thuật; mủ kem.
- Phấn đấu tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm cao
su trong nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
7. Chè
Sản lượng chè búp tươi được chế biến quy mô công
nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong đó cơ cấu sản phẩm:
- Chè xanh.
- Chè đen.
8. Mía đường
Sản lượng mía chế biến quy mô công nghiệp đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong đó:
- Chế biến thủ công.
- Chế biến công nghiệp .
9. Rau quả
Sản phẩm rau quả được chế biến bảo quản đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025.
10. Thịt
Sản lượng thịt được chế biến công nghiệp đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025.
11. Sữa (quy tươi)
Sản lượng sữa được chế biến công nghiệp đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025.
12. Rượu
Sản lượng rượu được chế biến công nghiệp đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025.
13. Bia
Sản lượng bia được chế biến công nghiệp đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025.
14. Gỗ và lâm sản ngoài gỗ
Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ (mây, tre…) được
chế biến công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
15. Cây dược liệu
Sản lượng dược liệu được chế biến công nghiệp đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
16. Thủy sản
Sản lượng thủy sản (cá, tôm) được chế biến công
nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
17. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân/năm đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
18. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản và thủy
sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
III. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG
ĐIỂM
1. Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gắn
với chế biến
a) Thóc gạo.
b) Bông.
c) Cao su.
d) Cà phê.
đ) Chè.
e) Rau quả.
f) Gỗ và lâm sản ngoài gỗ (mây,
tre…).
g) Cây dược liệu.
h) Thủy sản (cá, tôm).
2. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất
công nghiệp chế biến
a) Thức ăn chăn nuôi gia súc.
b) Sữa.
c) Sản phẩm từ thịt .
d) Rượu.
đ) Bia.
e) Đường.
f) Bánh kẹo .
3. Dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc tập trung
4. Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ
công nghiệp chế biến
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN
1. Tổng kinh phí
2. Nguồn kinh phí
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Quy hoạch
2. Xây dựng vùng nguyên liệu
3. Khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
4. Đầu tư và tín dụng
5. Tiêu thụ và xúc tiến thương mại
6. Đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp
7. Chính sách
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
VII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội
Phần IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ