Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030

Số hiệu 1173/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/06/2013
Ngày có hiệu lực 19/06/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Doanh nghiệp

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1173/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 19 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 45/TTr-KHĐT ngày 10 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với những nội dung như sau:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư dự án: Sở Công Thương tỉnh Hà Giang.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2020.

4. Quan điểm phát triển

- Tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc vào những ngành mà sản phẩm của nó được thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh có nhu cầu. Bằng cách đó, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển nhanh, có hiệu quả, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản Hà Giang trên cơ sở phát huy lợi thế các nguồn nguyên liệu sẵn có, nghề truyền thống, xác định các sản phẩm chủ lực (chế biến chè, gỗ, dược liệu, nấu rượu...) và lựa chọn thị trường nơi sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

- Đầu tư phát triển năng lực chế biến theo chiều sâu; từng bước cơ giới hoá, tự động hoá các công đoạn cần nhiều lao động, tự động hoá một số dây truyền chế biến để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hiện đại hoá lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm sản; thay thế các thiết bị lạc hậu, công nghệ cũ có mức hao hụt nguyên liệu và sử dụng năng lượng cao.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản bền vững trên cơ sở gắn với phát triển vùng và nguồn cung nguyên liệu, phải tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất, khai thác, thu mua sơ chế; chế biến trên cơ sở chuỗi giá trị và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống, trong đó doanh nghiệp chế biến đóng vai trò chủ đạo; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường, gắn với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

- Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề để tạo nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đảm bảo chế biến ra các sản phẩm đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm nông lâm sản truyền thống có tiềm năng, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho cộng đồng người dân vùng cao.

5. Mục tiêu quy hoạch

5.1. Mục tiêu tổng quát

- Tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn, thay đổi phương thức, tập quán sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, đồng thời bảo tồn phát huy các ngành nghề, sản phẩm có giá trị văn hoá lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

- Đến năm 2020, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại; có khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát hiệu quả trên quy mô cộng đồng doanh nghiệp trước các biến động của thị trường; tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong công nghiệp, góp phần quan trọng đưa nông thôn vùng cao thoát nghèo, tiến tới cuộc sống ổn định và khá giả, bền vững.

- Tạo dựng được các khu, cụm, điểm, làng nghề, cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản có tiềm lực kinh tế mạnh, có trình độ quản lý đạt đẳng cấp quốc gia để làm mô hình cho sự phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực.

- Phấn đấu tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh đạt 1.862,27 tỷ đồng vào năm 2020; hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm sản có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

5.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2011 - 2015:

[...]