Quyết định 4176/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt “Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018”

Số hiệu 4176/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/08/2015
Ngày có hiệu lực 24/08/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Tất Thành Cang
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4176/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN BÁO CHÍ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015-2018”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 3227/TTr-STP-PBGDPL ngày 26 tháng 6 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018” với những nội dung cơ bản sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan Điểm xây dựng Đề án

- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; nội dung, hình thức phổ biến được đổi mới, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng được phổ biến.

 -Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy thế mạnh của từng cơ quan báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Kế thừa và tiếp tục phát huy các kết quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua; tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án để chọn lọc, nhân rộng những mô hình, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả.

- Kết hợp việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các đề án, chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật khác của Trung ương, Thành phố.

- Tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, khuyến khích, tạo điều kiện, huy động sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, nguồn lực xã hội vào công tác này.

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.

2. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu chung:

- Tăng cường, phát huy vị trí, vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước; nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp pháp lý, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận pháp luật dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi hơn; góp phần giảm thời gian, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận; các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật; các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Mục tiêu cụ thể:

Đến hết năm 2018:

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- 90% đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- 90% báo cáo viên pháp luật Thành phố, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện được bồi dưỡng kỹ năng tin học phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phấn đấu bồi dưỡng 80% đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, quận, huyện nắm quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và công nghệ thông tin.

[...]