Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2015 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu 167/KH-UBND
Ngày ban hành 26/10/2015
Ngày có hiệu lực 26/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/KH-UBND

Hà Giang, ngày 26 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020.

CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH.

Căn cứ Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/206;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghđịnh 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Văn bản số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ GIANG.

1. Môi trường pháp lý.

Nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mới. Trong thời gian vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai các Nghị quyết, kế hoạch, đề án, chính sách... để phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Chương trình số 138-CTr/TU ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 về việc ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ công chức, viên chức chuyên trách CNTT trong các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 08/04/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ứng dụng CNTT đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; phê duyệt Đề án ứng dụng CNTT giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch triển khai Đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT và Truyền thông” tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015; các Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm; Kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước; Phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh;

- Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT tỉnh, Ban chỉ đạo CNTT các huyện, thành phố.

2. Hạ tầng kỹ thuật.

- Cơ bản các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn đã có cáp quang; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 930 trạm (600 trạm 2G, 330 trạm 3G); Tỷ lệ xã, phường thị trấn có sóng 3G tại trung tâm đạt 85%; Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98%, riêng khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư đạt 100%;

- Tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức tiếp tục được nâng lên, tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện đạt 92%; Tỷ lệ máy tính kết nối internet đạt 95,8%;

- Hầu hết các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện/thành phố có mạng nội bộ (LAN) hoàn thiện, có thiết bị định tuyến, máy chủ và các phần mềm, phn cứng an toàn thông tin, kết nối vào Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hình thành mạng diện rộng (WAN) của tỉnh với quy mô 73 điểm kết nối.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đã được triển khai, trở thành hạ tầng kỹ thuật CNTT quan trọng, cho phép kết nối, liên kết tích hp ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Một số ngành, đơn vị đã triển khai và từng bước hoàn thiện hạ tng kỹ thuật CNTT, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành như: Ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai hệ thống mạng liên thông phục vụ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai tại các huyện: Bắc Mê, Quang Bình, Quản Bạ; Ngành Tài chính đã triển khai và duy trì kết nối liên thông hệ thống mạng nội bộ (LAN) của Sở Tài chính với mạng nội bộ (LAN) của Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh để vận hành hệ thống TABMIS; Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin Quảng bá hình ảnh du lịch con đường Hạnh phúc; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật mạng máy tính của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đảm bảo kết nối với hệ thống mạng của Bộ Quốc phòng, Quân khu II và thông suốt tới mạng nội bộ (LAN) của 16 đơn vị trực thuộc; Hệ thống các trường chuyên nghiệp và phổ thông trung học, phổ thông cơ sở đều có kết nối internet băng thông rộng.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước.

- Triển khai, nâng cấp mở rộng điểm cầu trực tuyến của Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh kết nối với Trung ương; tăng cường duy trì vận hành có hiệu quả hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện của tỉnh với quy mô 13 điểm cầu gồm: Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố; hệ thống trực tuyến của ngành Thông tin và Truyền thông duy trì vận hành hiệu quả với quy mô 12 điểm cầu gồm: Sở Thông tin và Truyền thông và phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố, phục vụ kịp thời chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần cải cách hành chính.

- Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc tới 100% các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, từng bước thay đổi thói quen làm việc truyền thống từ văn bản giấy sang văn bản điện tử trong nội bộ mỗi cơ quan đơn vị, mang lại hiệu quả thiết thực, giảm chi phí văn bản giấy, tạo tiền đề cho việc hình thành chính quyền điện tử;

[...]