ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2062/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 08 tháng 6 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT
CHO THANH THIẾU NIÊN” GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định
số 2694/QĐ-BTP ngày 30/12/2016 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước năm 2017;
Căn cứ Quyết định
số 3595/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định
số 822/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Bình Định năm 2017;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 47/TTr-STP ngày 11/5/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” giai đoạn
2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính
và Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ
ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU
NIÊN” GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2062/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của UBND tỉnh
Bình Định)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả
Quyết định số 3595/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực
hiện Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Bình Định đến năm 2020.
2. Yêu cầu
- Trên cơ sở kết quả tổng kết Đề
án giai đoạn 2011 - 2015, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục phát
huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong phối hợp thực hiện các
nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh thiếu niên trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.
- Xác định PBGDPL cho thanh thiếu
niên là công việc trọng tâm phải tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung
và hình thức phù hợp.
II. MỤC TIÊU
- Phấn đấu hàng năm có 3.000
thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu kinh tế, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và
5.000 lượt thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số được tư
vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Phấn đấu đến năm 2020 có hơn
80% thanh thiếu niên sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật; hơn 70% thanh niên lao động Việt Nam ở nước
ngoài được thông tin, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước
sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống,
công việc; 100% thanh thiếu niên trong trường học được phổ biến chính sách,
pháp luật; 90% thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật; giảm từ 10% trở lên số người vi phạm pháp luật là thanh
thiếu niên, số vụ vi phạm pháp luật có thanh thiếu niên tham gia; phấn đấu đạt
70% trở lên số người được bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới
và nghiệp vụ PBGDPL.
III. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1. Ban hành văn bản triển
khai, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên gắn với việc giáo
dục đạo đức, lối sống
Hàng năm, các sở, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, ban hành các văn bản
triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, chính sách liên quan
đến công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên bằng các hình thức và nội dung phù hợp,
gắn với bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng, kỹ năng sống cho thanh niên; tạo
môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên.
2. Tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác PBGDPL cho
thanh thiếu niên
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa
phương có kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện PBGDPL cho thanh thiếu
niên tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; triển khai các phong trào học
tập pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng
đồng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên gắn với việc
đánh giá xây dựng gia đình văn hóa; định kỳ kiểm tra hoạt động PBGDPL cho thanh
thiếu niên tại cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương mình.
3. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền, PBGDPL nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho
thanh thiếu niên
Bằng các hoạt động cụ thể, thiết
thực, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn
thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, giáo dục các đạo
luật mới ban hành và các văn bản pháp luật có liên quan đến thanh thiếu niên
cho các đối tượng: Thanh thiếu niên tại địa bàn cư trú, thanh thiếu niên vi phạm
pháp luật, thanh thiếu niên trong trường học, thanh niên đi lao động ở nước
ngoài, thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu kinh tế, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp,…
4. Biên soạn, phát hành tài
liệu PBGDPL phù hợp theo nhóm thanh thiếu niên
Biên soạn các tài liệu pháp luật
phổ thông ngắn gọn, dễ hiểu để cấp phát cho các đối tượng thanh thiếu niên, nhất
là thanh thiếu niên ở nông thôn, miền núi, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số.
5. Bồi dưỡng, tập huấn cập
nhật kiến thức pháp luật mới, nghiệp vụ PBGDPL nhằm nâng cao năng lực cho người
thực hiện công tác PBGDPL trong độ tuổi thanh niên và đội ngũ cán bộ Đoàn tham
gia PBGDPL
Hàng năm, các cơ quan, tổ chức,
đơn vị địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ cán
bộ Đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong hệ thống tổ chức Đoàn
thanh niên, nhất là ở cơ sở.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức pháp luật; tổ chức triển khai tài liệu nghiệp vụ, hướng dẫn kỹ năng
PBGDPL cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và đội ngũ cán bộ Đoàn
tham gia PBGDPL; biên soạn Bản tin tư pháp Bình Định, tài liệu PBGDPL liên quan
thiết thực đến thanh thiếu niên; đăng tải các ấn phẩm pháp luật, chuyên mục giải
đáp pháp luật, giới thiệu pháp luật cho thanh thiếu niên trên Trang thông tin
điện tử của sở; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định xây dựng nội
dung để PBGDPL cho thanh thiếu niên thông qua Tạp chí truyền hình “Pháp luật và
Đời sống” trên sóng truyền hình.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan lồng ghép nội dung PBGDPL cho
thanh niên vào các hoạt động trong Chương trình phát triển thanh niên Bình Định
đến năm 2020.
3. Công an tỉnh xây dựng,
ban hành kế hoạch PBGDPL cho thanh thiếu niên thuộc phạm vi quản lý của ngành;
tổ chức PBGDPL cho các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong các
trại giam, trường giáo dưỡng và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật thuộc quyền
quản lý.
4. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
thuộc phạm vi quản lý của ngành về công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong
chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động thanh niên trước khi đi
làm việc ở nước ngoài, đảm bảo cho người lao động được tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật của Việt Nam và nước sở tại; tổ chức biên soạn, đăng tải các ấn
phẩm pháp luật, chuyên mục giải đáp pháp luật, giới thiệu pháp luật cho thanh
niên trên Trang thông tin điện tử của sở.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức PBGDPL cho thanh thiếu
niên trong trường học và các cơ sở đào tạo khác; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở
giáo dục thuộc phạm vi quản lý của ngành tăng cường thực hiện PBGDPL cho thanh
thiếu niên thông qua giảng dạy môn giáo dục công dân, môn đạo đức trong chương
trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
6. Sở Văn hóa và Thể
thao chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện lồng ghép PBGDPL
cho thanh thiếu niên trong việc xây dựng, đánh giá gia đình văn hóa; tăng cường
quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động vui chơi giải trí, tạo môi trường
học tập, vui chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức PBGDPL cho thanh thiếu niên trên các phương tiện
thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục,
tăng cường thời lượng thích hợp để PBGDPL cho thanh thiếu niên.
8. Đề nghị Tòa án nhân
dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức
xét xử lưu động tại địa bàn gây án các vụ án có liên quan đến thanh thiếu niên.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tiếp tục hướng dẫn
tổ chức Hội các cấp tăng cường vai trò, trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động,
giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên.
10. Đề nghị Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL cho nữ thanh thiếu
niên và các bà mẹ dưới 30 tuổi.
11. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cấp
bộ Đoàn đưa giáo dục pháp luật vào nội dung sinh hoạt của các cấp bộ Đoàn, Hội,
lồng ghép PBGDPL với thực hiện các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế
hoạch, tháng hành động của Đoàn, Hội; duy trì và nhân rộng các mô hình hay,
cách làm hiệu quả trong PBGDPL cho thanh thiếu niên gắn với giáo dục tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh, văn hóa; phối hợp với Sở Tư pháp và các
ngành có liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho
cán bộ Đoàn tham gia PBGDPL.
12. Đề nghị Liên đoàn
Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên
truyền, PBGDPL cho thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu
kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp bằng các hình thức và nội dung phù hợp.
13. Ban Giám hiệu các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức
PBGDPL thông qua các môn học trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại
khóa, ngoài giờ lên lớp; hội thi, hội trại chủ đề pháp luật cho sinh viên; ký
cam kết không vi phạm pháp luật, chấp hành nghiêm pháp luật; xây dựng Câu lạc bộ
pháp luật ở trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp; biên soạn tài liệu pháp luật
phù hợp với lứa tuổi cho sinh viên, học viên.
14. UBND các huyện, thị
xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục tổ chức các chương trình
phổ biến pháp luật trên hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở; phối hợp với tổ chức
Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lồng
ghép PBGDPL nhằm thu hút thanh niên địa phương tham gia; trang bị sách pháp luật
mới vào Tủ sách pháp luật của địa phương, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên
khai thác Tủ sách pháp luật; phối hợp với các hội, đoàn thể có kế hoạch PBGDPL
cho đối tượng thanh niên lao động tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; chú
trọng các biện pháp giúp đỡ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập tốt
với cộng đồng; tạo điều kiện về việc làm đối với thanh thiếu niên trở về hòa nhập
cộng đồng, tổ chức tuyên truyền nếp sống văn hóa gắn với làm theo pháp luật nhằm
phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tái vi phạm pháp luật,…
15. Các sở, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị
trực thuộc và cơ quan, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý tổ chức PBGDPL
cho thanh thiếu niên bằng các hình thức phù hợp; triển khai các phong trào học
tập pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng
đồng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên; tiếp tục ký kết
và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phối hợp PBGDPL cho thanh thiếu
niên theo ngành, lĩnh vực, đối tượng ở địa phương; tùy đối tượng cụ thể gắn với
điều kiện địa bàn, nhiệm vụ thực hiện mà xây dựng các tài liệu pháp luật phù hợp,
chú trọng và đa dạng hóa hình thức tài liệu để thanh thiếu niên tìm hiểu, học tập
và vận dụng vào đời sống.
16. Chế độ báo cáo
Định kỳ hàng năm các cơ quan, tổ
chức, đơn vị, địa phương gửi báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Tư
pháp (qua Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 30/11 để tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp.
17. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch
được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của
các sở, ngành, địa phương và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Các sở,
ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố được phân công thực hiện các nhiệm vụ
quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí
trong nguồn ngân sách hàng năm đã được phê duyệt; dự toán bổ sung kinh phí thực
hiện Kế hoạch và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định của pháp
luật để tổ chức thực hiện.
- Sở Tài chính và UBND các huyện,
thị xã, thành phố bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
của các sở, ngành và địa phương.
Trong quá trình tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.