ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 24/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 20-KH/TU NGÀY 14/5/2012 CỦA
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH
TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP
ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết
định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 14/5/2012 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW
ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công
nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 02/TTr-TNMT ngày 03/01/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thực
hiện Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 14/5/2012 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW
ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công
nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Giám đốc các Sở; Cục trưởng Cục Thuế Bắc Giang;
Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết
định thi hành.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và MT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT.
HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh;
- Báo Bắc Giang, Đài PTHH tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, NC, KT, VX,
chuyên viên KTN;
+ Lưu: VT, TN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn
|
CHƯƠNG TRÌNH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 20-KH/TU NGÀY 14/5/2012 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TW NGÀY 25/4/2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2013 của UBND
tỉnh Bắc Giang)
I. MỤC TIÊU
Xác định những nhiệm vụ chủ yếu, trọng
tâm của các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện Kế hoạch
số 20-KH/TU ngày 14/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ
Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày
25/4/2011 của Bộ Chính trị và Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
II. NHIỆM VỤ
1. Tăng cường hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản
- Ở cấp tỉnh: tổ chức hội nghị tuyên
truyền, phổ biến Luật Khoáng sản năm 2010; các Nghị định hướng dẫn thi hành,
các chủ trương, chính sách mới về khoáng sản đến các cơ quan, ban, ngành ở tỉnh
và Lãnh đạo UBND huyện, thành phố, Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện,
thành phố và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Ở cấp huyện: Xây dựng chương trình,
kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 14/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai pháp luật về khoáng sản đến
các cơ quan, ban, ngành ở huyện, lãnh đạo cấp ủy, chính
quyền, các tổ chức đoàn thể cấp xã,
trưởng thôn (xóm) trên địa bàn quản lý.
- Ở cấp xã: Thực hiện tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến toàn thể nhân dân trên địa bàn
quản lý.
- Các phương tiện thông tin đại chúng
của tỉnh và các huyện, thành phố bố trí thời lượng để thường xuyên tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về khoáng sản.
- Cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật,
các quy định về khoáng sản cho tủ sách pháp luật của cấp huyện, cấp xã.
b) Rà soát, ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản quản lý về khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
Các ngành tham mưu UBND tỉnh tiến
hành rà soát, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quản lý, văn bản hướng
dẫn, triển khai thi hành pháp luật về khoáng sản, đảm bảo phù hợp với pháp luật
về khoáng sản và tình hình thực tế của tỉnh. Trước mắt tập trung các văn bản
sau:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
Quy định một số nội dung về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang (ban hành kèm theo Quyết định số 386/2012/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 của
UBND tỉnh);
- Ban hành Quy định quản lý hoạt động
khai thác cát sỏi lòng sông và tập kết cát sỏi bãi ven sông trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang;
- Xây dựng Quy chế về đấu giá quyền
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của tỉnh; Quy định về thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản và sử dụng nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản.
c) Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động khoáng sản và công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện, cấp xã
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp
huyện, cấp xã, đặc biệt ở những địa phương để xảy ra tình
trạng khai thác khoáng sản trái phép kéo dài.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ,
đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân
được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là các tổ chức,
cá nhân chậm tiến độ đưa mỏ vào hoạt động theo quy định giấy phép được cấp; có
biểu hiện chuyển nhượng quyền thăm
dò, khai thác sai quy định; không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường,
các quy định về an toàn trong khai thác mỏ, vi phạm các quy định trong sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính, Đình chỉ hoạt động hoặc kiến
nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, giấy chứng
nhận đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc cố tình vi
phạm các quy định của pháp luật sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
d) Nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường
- Tăng cường hiệu quả công tác lập,
thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án khai
thác, chế biến khoáng sản.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các nội dung theo báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt; thực hiện nghiêm quy định ký quỹ cải tạo, phục hồi
môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản.
đ) Kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã
- Bổ sung biên chế cho Phòng Tài
nguyên khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện bố trí 01 cán bộ
chuyên trách về khoáng sản - tài nguyên nước cho Phòng Tài nguyên và Môi trường;
đối với các xã có nhiều khoáng sản ngoài cán bộ địa chính, bố trí thêm 01 cán bộ
chuyên trách về khoáng sản.
- Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường
xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức tập huấn về
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cấp xã.
2. Ngăn chặn tình trạng khai
thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép
a) Nâng cao vai trò, trách
nhiệm của cấp ủy, chính
quyền, đoàn thể ở cơ sở
- Đối với các huyện có nhiều khoáng sản:
Chỉ đạo UBND xã thành lập Tổ kiểm tra liên ngành về khoáng sản, xây dựng quy chế
làm việc đảm bảo làm rõ trách nhiệm của từng thành viên
trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
- UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; chủ động phát hiện, thực hiện các biện
pháp để xử lý, ngăn chặn ngay các hoạt động khoáng sản trái phép từ khi mới xảy
ra; trục xuất ra khỏi địa bàn các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép
không phải là người địa phương; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các
khu vực có khoáng sản.
- Nơi có các hoạt động khoáng sản
trái phép diễn ra phức tạp, khó quản lý cần huy động cả hệ thống chính trị của
xã gồm: Đảng ủy, HĐND, UBND, các đoàn thể chính trị, xã hội để tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân
không tham gia khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng
sản trái phép.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
chức năng của tỉnh, huyện trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác.
b) Thực hiện tốt chế độ báo
cáo, cung cấp thông tin
- Khi xảy ra các
hoạt động khoáng sản trái phép, UBND cấp xã ngoài việc tổ chức ngăn chặn, giải
tỏa phải báo cáo ngay cho UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tổ
chức lực lượng kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp cấp xã không ngăn chặn, xử
lý được. UBND cấp huyện cần quy định cụ thể chế độ báo cáo nhanh đối với
các ngành chức năng của huyện và UBND cấp xã.
- UBND cấp huyện ngoài việc tổ
chức ngăn chặn, xử lý đối với các hoạt động
khai thác trái phép khoáng sản trên địa bàn, phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và
Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình khai thác trái phép, các biện pháp đã
kiểm tra, xử lý, đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý đối với các trường hợp vượt quá thẩm quyền.
c) Thực hiện ký cam kết
Tổ chức ký cam kết về trách nhiệm
trong công tác quản lý khoáng sản giữa Chủ tịch UBND cấp xã với Chủ tịch UBND cấp
huyện; giữa các Trưởng thôn nguyên và Môi trường khoanh định khu vực có khoáng
sản phân tán, nhỏ lẻ theo quy định.
b) Xây dựng các đề án quản
lý, bảo vệ khoáng sản
- Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án
quản lý, bảo vệ và khai thác khoáng sản vàng gốc huyện Lục Ngạn.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án
quản lý và khai thác cát sỏi trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh.
- Tổ chức công bố công khai và bàn
giao các điểm mỏ khoáng sản đã phát hiện, các khu vực đã cấp phép khai thác,
các khu vực cấm hoạt động khoáng sản cho UBND các huyện để chủ động quản lý, bảo
vệ.
c) Tổ chức thực hiện có hiệu
quả các quy hoạch về khoáng sản
- Công bố công khai các quy hoạch
thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
sau khi được phê duyệt (gồm cả lập mới hoặc điều chỉnh, bổ sung).
- Thực hiện việc cấp phép hoạt động khoáng
sản theo quy hoạch đã được duyệt, đảm bảo chặt chẽ, đúng trình tự theo quy định
của pháp luật; gắn khai thác với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra các sản
phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội. Không phân
nhỏ khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác có hiệu quả
ở quy mô lớn để cấp giấy phép thăm
dò, khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác manh mún, kém hiệu
quả.
d) Đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến trong
khai thác, chế biến khoáng sản nhằm thu hồi tối đa
khoáng sản, tăng giá trị của khoáng sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi
trường.
- Đối với các tổ chức, cá nhân đã được
cấp phép khai thác: Yêu cầu phải xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công
nghệ trong khai thác, áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, thời
gian đến 31/12/2014.
- Giao Sở Công Thương xây dựng quy định
về công nghệ và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ khai thác, áp dụng công
nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng loại mỏ
để làm cơ sở xem xét, đánh giá và thu hồi tối đa khoáng sản,
giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Chỉ xem xét cấp giấy
phép thăm dò, khai thác mới (trường hợp không đấu giá quyền khai thác khoáng sản)
và cho phép đăng ký tham gia đấu giá (trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản) đối với các tổ chức, cá nhân có
năng lực, có phương án sử dụng nhân lực, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai
thác tiên tiến phù hợp, đảm bảo khai thác, sử dụng khoáng sản có hiệu quả, bảo
vệ môi trường.
đ) Thực hiện tốt chính sách
đảm bảo quyền lợi của địa phương và người dân nơi có
khoáng sản được khai thác
- Thực hiện việc điều tiết hợp lý các
khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã
hội cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo pháp luật
về ngân sách nhà nước.
- Các tổ chức, cá nhân khai thác,
khoáng sản phải có kế hoạch, phương án đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng
kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản; kết hợp khai
thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; ưu tiên sử dụng
lao động địa phương, cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi
nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác
khoáng sản, trong đó đặc biệt chú trọng đến các địa phương
và người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
e) Tăng cường công tác quản
lý, chống thất thu thuế, tăng thu cho ngân sách nhà nước từ
hoạt động khoáng sản
- Thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối
với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” ban hành theo Quyết định
số 1726/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền
khai thác khoáng sản, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các khoản thuế,
phí, lệ phí trong lĩnh vực khoáng sản, đảm bảo đúng quy định, tăng thu cho ngân sách từ hoạt động
khoáng sản.
(Có danh mục các nhiệm vụ của
Chương trình tại phụ lục kèm theo).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ trong
Chương trình, căn cứ chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công, các Sở,
ngành và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.
Định kỳ 6 tháng tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh (đồng gửi
Sở Tài nguyên và Môi trường).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trong Chương
trình.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
là cơ quan đầu mối đôn đốc, theo dõi, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của các
Sở, ngành, UBND cấp huyện; định kỳ 6 tháng, tổng hợp báo
cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định.
DANH MỤC
PHÂN
CÔNG CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 20-KH/TU NGÀY 14/5/2012
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 của UBND tỉnh
Bắc Giang)
STT
|
Nội dung công việc
|
Cơ
quan thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Chủ
trì
|
Phối
hợp
|
1
|
Tổ chức hội nghị phổ biến, triển khai Luật Khoáng
sản, các Nghị định hướng dẫn thi hành, Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Kế hoạch số 20-KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy,…
|
Sở TN&MT
|
VP UBND tỉnh;
Sở Tài chính
|
Năm 2012-2013
|
2
|
Tổ chức hội nghị phổ biến, triển khai Luật Khoáng
sản, các Nghị định hướng dẫn thi hành, Chỉ thị số 02/CT-TTg của Chủ tịch UBND
tỉnh, Kế hoạch số 20-KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy,…
|
UBND huyện, Thành
phố
|
Sở TN&MT
|
Năm 2012-2013
|
3
|
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp
tỉnh
|
Báo Bắc Giang, Đài
PT-TH tỉnh
|
Sở TN&MT và các Sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên, từ
quý IV/2012
|
4
|
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp
huyện, cấp xã
|
Đài phát thanh huyện;
UBND cấp xã
|
Các phòng ban có liên quan cấp huyện
|
Thường xuyên, từ
quý IV/2012
|
5
|
Cung cấp các văn bản pháp luật về khoáng sản tới
tủ sách cấp xã
|
Sở Tư pháp
|
Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố
|
Từ quý I/2013
|
6
|
Ban hành và triển khai Quyết định thay thế Quyết
định số 40/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định quản lý tài nguyên khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
|
Sở TN&MT
|
Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố
|
Quý IV/2012-Quý
I/2013
|
7
|
Ban hành Quyết định thay thế Quyết định số
31/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh quy định quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng
sông tỉnh Bắc Giang
|
Sở TN&MT
|
Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố
|
Quý I/2013
|
8
|
Xây dựng quy chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản
thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
|
Sở TN&MT
|
Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố
|
Năm
2013
|
9
|
Quy định về thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản và sử dụng nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
|
Sở
Tài chính
|
Các Sở, ngành có liên quan
|
Năm
2013
|
10
|
Lập và triển khai các quy hoạch:
Quy hoạch vùng nguyên liệu sét sản xuất VLXD; quy hoạch vùng nguyên liệu đất
san lấp mặt bằng; quy hoạch bãi ven sông chứa cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
|
Sở
TN&MT
|
Các Sở, ngành và UBND các huyện,
thành phố
|
Quý
IV/2012 - Quý I/2013
|
11
|
Lập (điều chỉnh), công khai và
tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng
sản tỉnh (trừ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường)
|
Sở
Công thương
|
Các Sở, ngành và UBND các huyện,
thành phố
|
Năm
2013-2015
|
12
|
Lập (điều chỉnh), công khai và tổ
chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản vật liệu xây
dựng thông thường tỉnh
|
Sở
Xây dựng
|
Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành
phố
|
Năm
2013-2015
|
13
|
Khoanh định khu vực cấm hoạt động
khoáng sản, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt
|
Sở
TN&MT
|
Các Sở, ngành và UBND các huyện,
thành phố
|
Năm
2012-2013
|
14
|
Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường
khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ theo quy định
|
Sở
TN&MT
|
Sở Công thương, Sở Xây dựng và UBND
các huyện, thành phố
|
Hàng
năm
|
15
|
Khoanh định, trình UBND tỉnh phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
|
Sở
TN&MT
|
Các Sở, ngành có liên quan và UBND
các huyện, thành phố
|
Hàng
năm
|
16
|
Lập, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế
hoạch về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
|
Sở
TN&MT
|
Các Sở, ngành có liên quan
|
Hàng
năm
|
17
|
Tổ chức đấu giá quyền khai thác
khoáng sản
|
Sở
TN&MT
|
Các Sở, ngành có liên quan và UBND
các huyện, thành phố
|
Hàng
năm (sau khi có quy định của TW về xác định giá khởi điểm)
|
18
|
Xây dựng quy định về công nghệ và thực hiện lộ
trình đổi mới công nghệ khai thác, áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với
quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản, giảm
thiểu tác động xấu đến môi trường.
|
Sở
Công thương Sở Xây dựng
|
Các Sở, ngành có liên quan
|
Từ
năm 2013
|
19
|
Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án
quản lý, khai thác vàng gốc huyện Lục Ngạn (trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt)
|
Sở
TN&MT
|
Các Sở, ngành có liên quan; UBND
huyện Lục Ngạn
|
Năm 2012-2013
|
20
|
Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án
quản lý và khai thác cát sỏi trên các tuyến sông (trình Chủ tịch UBND tỉnh
phê duyệt)
|
Sở
TN&MT
|
Các Sở, ngành có liên quan; UBND
huyện, thành phố
|
Năm
2013-2014
|
21
|
Lập phương án bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác trong phạm vi địa giới hành chính
|
UBND
huyện, thành phố
|
Các Sở, ngành có liên quan
|
Năm
2013-2014
|
22
|
Xây dựng và ban hành cơ chế thu, nộp,
điều tiết các nguồn thu đảm bảo quyền lợi của địa phương và người dân nơi có hoạt
động khoáng sản
|
Sở
Tài chính
|
Cục thuế tỉnh; UBND các huyện,
thành phố
|
Năm
2013
|
23
|
Xây dựng và ban hành cơ chế để các
tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có nghĩa vụ đóng góp đầu tư xây dựng, sửa
chữa, nâng cấp, tu bổ hệ thống giao thông, các công trình phúc lợi công cộng,
kết cấu hạ tầng khác tại địa phương
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Các Sở, ngành liên quan; UBND các
huyện, TP
|
Năm
2013
|
24
|
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát các hoạt động khoáng sản
|
Sở
TN&MT UBND huyện
|
Các Sở, ngành có liên quan
|
Hàng
năm
|
25
|
Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TN&MT ở các cấp
|
Sở Nội
vụ
|
Sở TN&MT, UBND các huyện, thành
phố
|
Từ
năm 2013
|
26
|
Tổ chức ký cam kết về trách nhiệm
trong công tác quản lý khoáng sản giữa Chủ tịch UBND cấp xã với Chủ tịch UBND
cấp huyện; giữa trưởng thôn (bản), chủ mỏ với Chủ tịch UBND cấp xã; giữa tổ
chức, hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có khoáng sản với trưởng thôn (bản)
|
UBND
cấp huyện, UBND cấp xã
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Từ
Quý IV/2012 đến Quý II/2013
|
27
|
Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã
|
Sở Nội
vụ, Sở TN&MT
|
Các Sở, ngành liên quan; UBND các
huyện, TP
|
Hàng
năm
|