ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 985/QĐ-UBND
|
Khánh
Hòa, ngày 17 tháng 4 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 259/QĐ-TTG NGÀY
22/02/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA
CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền
địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-TTg
ngày 22/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại
hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Công Thương tại Tờ trình số 15/TTr-SCT ngày 03/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển
khai Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 22/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến
năm 2025” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở,
ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị
và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương (b/c);
- HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh;
- Lưu: VT+HN,
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Công Thiên
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 259/QĐ-TTG NGÀY 22/02/2017 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2017 của
UBND tỉnh Khánh Hòa)
Thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg
ngày 22/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại
hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”, Ủy ban nhân
dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung
sau:
I. MỤC ĐÍCH
Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng
khoa học công nghệ tiên tiến, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất trong
các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả khai thác, chế biến;
giảm tổn thất tài nguyên, khoáng sản trong quá trình khai thác và chế biến
khoáng sản.
Nâng cao mức độ áp dụng cơ giới
hóa phù hợp với điều kiện cụ thể từng mỏ, giảm tối đa lao động thủ công, nâng
cao mức độ an toàn lao động, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường
II. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
1. Nhiệm vụ chủ yếu
a. Đổi mới và hiện đại hóa công
nghệ, thiết bị
- Đổi mới, áp dụng công nghệ, thiết
bị tiên tiến, hiệu quả cao, ít ô nhiễm môi trường và hiện đại hóa công nghệ
khai thác; loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu trong khoan, nổ mìn, làm tới,
phá vỡ đất đá;
- Đổi mới công nghệ và thiết bị
theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị công suất lớn, hiệu suất cao,
có cơ cấu vận hành liên tục, vận hành linh hoạt, loại bỏ thiết bị cũ, lạc hậu
trong công tác xúc bốc, vận tải.
- Áp dụng công nghệ khai thác hợp
lý với chiều cao tầng khai thác lớn, sử dụng thiết bị hiện đại, công suất lớn;
các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao độ ổn định bờ mỏ nhằm tăng năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao mức độ an toàn.
b. Đổi mới và hiện đại hóa công
tác quản lý, điều hành sản xuất
- Lập kế hoạch khai thác tài
nguyên hợp lý.
- Hoàn thiện các cơ chế quản lý,
quản trị doanh nghiệp, áp dụng các công cụ quản lý hiện đại, sắp xếp hợp lý lao
động nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
rắn.
- Triển khai áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
2. Các giải pháp
a. Giải pháp về đầu tư, tài chính
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động
nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực khai
thác và chế biến khoáng sản. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đổi
mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ để đầu tư đổi mới công nghệ;
- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, huy
động các nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn tài
trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực
hiện các chương trình, kế hoạch thay thế, nâng cấp, đổi mới và hiện đại hóa thiết
bị, công nghệ của doanh nghiệp.
b. Giải pháp về khoa học và công
nghệ
- Nâng cao năng lực và vai trò của
bộ phận quản lý công nghệ của các doanh nghiệp trong việc tư vấn, tổ chức thực
hiện đổi mới, hiện đại hóa thiết bị và công nghệ;
- Đào tạo nâng cao trình độ quản
lý, trình độ khoa học và công nghệ, nâng cao tay nghề cho các cán bộ quản lý và
người lao động trong các doanh nghiệp.
c. Giải pháp về quản lý
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về hoạt động khoáng sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động khoáng sản, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, sử dụng
công nghệ, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên
trong khai thác và chế biến khoáng sản;
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin,
tuyên truyền về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt
động khoáng sản, chuyển giao công nghệ, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ.
3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
a. Kinh phí chủ đạo để thực hiện
các nội dung của Kế hoạch, bao gồm triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch
thay thế, nâng cấp, đổi mới và hiện đại hóa thiết bị và công nghệ; nâng cao
năng lực quản lý, điều hành sản xuất, phát triển và ứng dụng khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, gồm: Vốn
tự có, vốn vay, vốn tài trợ của các tổ chức tín dụng trong nước, ngoài nước và
các nguồn vốn hợp pháp khác.
b. Kinh phí thực hiện các nội dung
quản lý nhà nước như: Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; triển khai thực hiện Chương trình
khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia phục vụ đổi mới và hiện đại hóa công
nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025; thông tin, tuyên truyền được
bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các kế hoạch, chương trình
hàng năm của các bộ, ngành, địa phương và theo quy định của Luật về ngân sách
nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan tổ chức hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ
trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
(trừ lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng); định kỳ hàng
năm và sau năm 2020 đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ
đạo thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khoáng
sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, xử lý các
trường hợp vi phạm pháp luật trong khai thác và chế biến khoáng sản.
3. Sở Xây dựng chỉ đạo thực hiện
và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện trong lĩnh vực khoáng sản làm vật
liệu xây dựng và sản xuất xi măng; định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cho UBND tỉnh (thông qua Sở Công
Thương).
4. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh
cân đối, bố trí vốn ngân sách để tổ chức thực hiện đề án; hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị thực hiện theo quy định. Sở Khoa học và Công nghệ sử dụng nguồn
kinh phí hoạt động khoa học công nghệ (Trung ương, địa phương,...) để triển
khai thực hiện và hỗ trợ cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, đề án.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương, định kỳ trước
ngày 15 tháng 12 hàng năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về UBND
tỉnh (thông qua Sở Công Thương).
6. Các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản xây dựng và thực hiện chương
trình, lộ trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ cụ thể cho giai đoạn
2017-2020 và 2021-2025 phù hợp nội dung của Kế hoạch này.
Kế hoạch này được cập nhật, điều
chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các cơ quan liên quan phối
hợp với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh
vướng mắc đề nghị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để kịp
thời xem xét, quyết định./.