UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1587/QĐ-UBND.TN
|
Nghệ
An, ngày 11 tháng 5 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
103/NQ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ SỐ 02/CT-TTG NGÀY
09 THÁNG 01 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày
17/11/2011;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TW
ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công
nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số
103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị
về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg
ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu
khoáng sản;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Nghệ An tại Công văn số 985/TNMT.KS ngày 20/4/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực
hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày
25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp
khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày
09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng
sản.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các Sở, Thủ tưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành,
thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 103/NQ-CP NGÀY 22/12/2011 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ SỐ 02/CT-TTG NGÀY 09/01/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-UBND.TN ngày 11/5/2012 của UBND tỉnh
Nghệ An)
Thực hiện Nghị quyết số
103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị
về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò,
khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch
thực hiện như sau:
A. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm cụ thể hóa việc thực hiện
Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-TTg
ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Xác định rõ nhiệm vụ của các
ngành, các cấp, bảo đảm sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và sự phối hợp giữa
các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Kịp thời giải quyết, xử lý những khó khăn,
vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Khoáng sản.
B. NỘI
DUNG KẾ HOẠCH
I. Công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác liên quan
1. Nội dung tuyên truyền, giáo dục
pháp luật
Tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị
quyết số 02/NQ-TW, Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khoáng sản, môi trường,
đất đai và các luật khác có liên quan. Trong đó chú trọng phổ biến, quán triệt
Nghị quyết số 02/NQ-TW triển khai pháp luật về khoáng sản, môi trường, vật liệu
nổ công nghiệp và Luật lao động.
2. Hình thức tuyên truyền, giáo
dục.
Đa dạng hoá các hình thức tuyên
truyền thông qua các hình thức như sau:
Tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền
qua báo chí, đài phát thanh - truyền hình; phân phát tài liệu, tờ rơi, tham
quan, học tập...
3. Đối tượng
Phân loại đối tượng để có kế hoạch
tuyên truyền; có thể phân thành các nhóm sau:
a) Nhóm cán bộ quản lý Nhà nước
có liên quan.
b) Nhóm các tổ chức, cá nhân hoạt
động khoáng sản.
c) Nhóm nhân dân vùng có khoáng
sản.
d) Nhóm đối tượng khác.
II. Khoanh định khu vực cấm,
tạm cấm hoạt động khoáng sản
1. Rà soát lại, điều chỉnh, bổ
sung, khoanh định các khu vực đã được phê duyệt trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ, cơ quan ngang bộ
có liên quan.
2. Khoanh định mới các khu vực
liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng.
III. Công tác quy hoạch
khoáng sản tỉnh
1. Rà soát lại, điều chỉnh, bổ
sung, lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường trên cơ sở có ý kiến thoả thuận với các Bộ, ngành
Trung ương có liên quan.
2. Lập quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố.
IV. Khoanh định khu vực không
đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Khoanh định, phê duyệt khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cấp
phép theo các tiêu chí quy định tại Điều 12, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày
09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng
sản.
V. Đổi mới cơ chế, chính sách
trong lĩnh vực khoáng sản
1. Cơ chế, chính sách đầu tư
khoa học và công nghệ cho thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
Triển khai chương trình nghiên cứu
"Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai
khoáng".
2. Chính sách bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác và môi trường.
- Xây dựng, ban hành cơ chế,
chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Đánh giá tổng thể, đề xuất giải
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
đến môi trường, môi sinh.
đ) Cơ chế, chính sách tài chính.
- Trên cơ sở quy định của pháp
luật tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách tài chính đối với hoạt động khoáng
sản; điều chỉnh kịp thời, hợp lý giá tính thuế tài nguyên liên quan đến hoạt động
khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản với mục tiêu tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, nhằm bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, doanh nghiệp và
người dân nơi có khoáng sản được khai thác.
- Hàng năm, UBND các huyện,
thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn lập kế hoạch bố trí kinh phí trong dự
toán ngân sách của địa phương để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
VI. Phát triển công nghiệp
khai khoáng
1. Tổ chức triển khai, kiểm tra,
kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy hoạch khoáng sản của Trung ương và quy hoạch
khoáng sản địa phương.
2. Quy hoạch, xây dựng các khu
khai thác, chế biến đá vôi trắng tập trung; đối với các khoáng sản khác quy hoạch
xây dựng nhà máy chế biến phù hợp với tiềm năng của từng loại khoáng sản.
3. Đối với các cơ sở chế biến
khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ nằm ngoài quy hoạch, việc hoạt động không bảo đảm
yêu cầu môi trường, cảnh quan thì cần có phương án di dời hoặc dở bỏ.
VII. Thống kê, kiểm kê trữ lượng
khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép
Thống kê, kiểm kê phần trữ lượng
khoáng sản chưa khai thác đối với các tổ chức đang thực hiện giấy phép khai
thác được cấp theo Luật Khoáng sản năm 1996 hoặc Luật Khoáng sản (đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2005) đến ngày Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành; Thống
kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010.
VIII. Công tác cấp giấy phép
hoạt động khoáng sản
1. Thực hiện việc tham mưu cấp
phép hoạt động khoáng sản thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010.
2. Tổ chức thẩm định, cấp phép đối
với các hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản đã tiếp nhận trước ngày
01/7/2011, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và các vấn đề khác có liên
quan.
3. Xây dựng quy trình cấp phép
hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
IX. Công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động khoáng sản:
1. Yêu cầu của công tác thanh
tra, kiểm tra:
a) Thanh tra, kiểm tra phải gắn
nhiều nội dung để kiểm tra.
b) Trong từng giai đoạn cụ thể,
có thể chọn địa bàn trọng điểm, tính chất quan trọng của vụ việc để tổ chức các
đợt thanh tra, kiểm tra nhằm quản lý tốt nhất tài nguyên khoáng sản trên địa
bàn.
c) Công tác thanh tra, kiểm tra
phải đúng trình tự, thủ tục; xử lý các sai phạm đúng quy định pháp luật; không
gây phiền hà, cản trở cho các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản.
2. Nội dung thanh tra, kiểm tra:
a) Kiểm tra hồ sơ thủ tục về hoạt
động khoáng sản; tình hình chấp hành các quy định có liên quan hoạt động khoáng
sản, việc chấp hành các nghĩa vụ theo quy định của Luật Khoáng sản và các luật
khác có liên quan của nhà đầu tư.
b) Kiểm tra công tác quản lý nhà
nước trong hoạt động khoáng sản của chính quyền các cấp, có các biện pháp xử lý
nghiêm khắc đối với trường hợp buông lỏng công tác quản lý nhà nước về hoạt động
khoáng sản.
X. Về tổ chức bộ máy - cán bộ
quản lý tài nguyên khoáng sản
Để đáp ứng yêu cầu của công tác
quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trong thời gian tới, cần tập trung kiện
toàn củng cố và phát triển hệ thống tổ chức bộ máy - cán bộ từ tỉnh đến cơ sở;
Với các nội dung sau:
1. Về tổ chức bộ máy: Tiếp tục củng
cố bộ máy trực tiếp tham mưu quản lý nhà nước về khoáng sản tại các Sở, ngành cấp
tỉnh có liên quan, đặc biệt là các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công
Thương; các phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; cán bộ quản lý khoáng sản
tại cấp xã, nhất là những xã có các loại khoáng sản trọng điểm.
2. Về cán bộ: Tiếp tục kiện toàn
và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp
đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thông qua chọn lọc những người có năng lực,
trình độ, đạo đức tốt, có trách nhiệm cao; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao nghiệp vụ, lý luận chính trị,.. cho đội ngũ cán bộ hiện có để đảm đương được
nhiệm vụ.
XI. Công tác cải cách hành
chính trong quản lý hoạt động khoáng sản
1. Thể chế hoá hoạt động của các
cơ quan tổ chức có liên quan trong quản lý hoạt động khoáng sản thông qua xây dựng
hệ thống quy chế hoạt động, quy trình xử lý công việc, quy chế phối hợp công tác
theo quy định của pháp luật.
2. Cải cách, đổi mới về tác
phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.
3. Cải cách về thủ tục hành
chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục, quy trình, giảm thiểu thời gian xử lý hồ
sơ.
4. Công khai hoá quy trình thủ tục
cấp các loại giấy phép liên quan đến hoạt động khoáng sản, quy hoạch về khoáng
sản để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết để thực hiện.
5. Mỗi cơ quan, tổ chức tự chấn
chỉnh lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý khoáng sản theo hướng tinh giảm
nhưng hiệu quả; văn minh, lịch sự.
6. Thành lập Hội đồng đánh giá
trữ lượng khoáng sản tỉnh và xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng.
XII. Kinh phí thực hiện kế hoạch
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch
được cân đối hàng năm theo từng ngành và địa phương thực hiện.
2. Năm 2012: giao Sở Tài nguyên
và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán trình UBND tỉnh quyết định.
C. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ
trong kế hoạch, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị có
trách nhiệm tổ chức thực hiện. Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND
tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp theo dõi chỉ đạo.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, là cơ quan đầu mối theo
dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành, thị; định kỳ báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh về các biện pháp cần thiết
bảo đảm kế hoạch được thực hiện hiệu quả./.
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 103/NQ-CP
NGÀY 22/12/2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ SỐ 02/CT-TTG NGÀY 09/01/2012
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1587/QĐ-UBND.TN ngày 11/5/2012 của UBND tỉnh
Nghệ An)
TT
|
Nội
dung công việc
|
Sản
phẩm, hình thức văn bản
|
Cơ
quan chủ trì thực hiện
|
Cơ
quan phối hợp thực hiện
|
Thời
gian trình và tổ chức thực hiện
|
1
|
Công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật
|
|
|
|
|
a
|
Pháp luật về khoáng sản, Nghị
quyết số 02-NQ/TW
|
- Đề cương.
- Các đối tượng được tập huấn.
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Tổng Cục địa chất và Khoáng sản,
các cơ quan truyền thông, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành,
thị
|
Tháng 7/2012 và hàng năm theo
kế hoạch
|
b
|
Pháp luật về lao động
|
- Đề cương.
- Các đối tượng được tập huấn,
đào tạo
|
Sở
Lao động Thương binh và Xã hội
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Xây dựng, Sở Công Thương, các cơ quan truyền thông, UBND các huyện, thành, thị
|
Tháng 6, tháng 9 năm 2012 và
hàng năm theo kế hoạch
|
c
|
Kỹ thuật an toàn trong sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp
|
- Đề cương.
- Các đối tượng được tập huấn,
đào tạo
|
Sở
Công Thương
|
Công an tỉnh, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, các cơ quan truyền thông,
UBND các huyện, thành, thị
|
Tháng 6, tháng 9 năm 2012 và
hàng năm theo kế hoạch
|
d
|
Pháp luật về khoáng sản, Nghị
quyết số 02-NQ/TW
|
- Đề cương.
- Các đối tượng được tập huấn.
|
UBND
các huyện, thành, thị
|
Sở TN&MT, các cơ quan truyền
thông, UBND các xã, phường, thị trấn
|
Tháng 8/2012 và hàng năm theo
kế hoạch
|
2
|
Ban hành theo thẩm quyền văn bản
hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản
và quản lý hoạt động khoáng sản
|
|
|
|
|
a
|
Xây dựng cơ chế, chính sách bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành, thị
|
Tháng 9/2012
|
b
|
Quy trình cấp phép hoạt động
khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở ngành liên quan và UBND
các huyện, thành, thị
|
Tháng 11/2012
|
c
|
Tiếp tục tăng cường công tác
quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh
|
Chỉ thị
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở ngành liên quan, UBND các
huyện, thành, thị
|
Tháng 7/2012
|
d
|
Thành lập Hội đồng đánh giá trữ
lượng khoáng sản tỉnh và Quy chế hoạt động
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Công Thương, Sở Xây dựng
|
Tháng 6/2012
|
3
|
Khoanh định khu vực cấm, tạm cấm
hoạt động khoáng sản
|
|
|
|
|
a
|
Bổ sung, điều chỉnh các khu vực
đã được phê duyệt
|
|
|
|
|
a1
|
Khu vực đất có di tích lịch sử
- văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc khoanh vùng bảo vệ; Yêu cầu
về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét,
công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Văn hoá thể thao và Du Lịch,
Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Quý III/2012
|
a2
|
Khu vực đất rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên; yêu
cầu về bảo tồn thiên nhiên đang được Nhà nước xem xét, công nhận
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Quý III/2012
|
b
|
Khoanh định khu vực cấm, tạm cấm
hoạt động khoáng sản liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Quý III/2012
|
4
|
Lập quy hoạch khoáng sản tỉnh
|
|
|
|
|
a
|
Bổ sung, điều chỉnh, lập quy
hoạch thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
|
Quyết định
|
Sở
Xây dựng
|
Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND các huyện, thành, thị
|
Quý III/2012
|
b
|
Lập quy hoạch thăm dò, khai thác
sử dụng khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường bàn giao
|
|
|
|
|
b1
|
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng
|
Quyết định
|
Sở
Xây dựng
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Năm 2012 và hàng năm
|
b2
|
Khoáng sản khác
|
Quyết định
|
Sở
Công Thương
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Năm 2012 và hàng năm
|
5
|
Khoanh định khu vực không đấu
giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Xây dựng, Sở Công Thương
|
Năm 2012 - 2013
|
6
|
Đổi mới và hiện đại hoá công
nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng
|
Chương trình
|
Sở
Công Thương
|
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng
|
Năm 2012 và hàng năm
|
7
|
Đánh giá tổng thể, đề xuất giải
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động khai thác chế biến khoáng sản
đến môi trường, môi sinh
|
Đề án
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Công Thương, Sở Xây dựng,
UBND các huyện, thành, thị
|
Năm 2012 và hàng năm
|
8
|
Quy hoạch xây dựng khu chế biến
đá vôi trắng tập trung
|
Quyết định
|
Sở
Xây dựng
|
UBND huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ
|
Quý IV/2012
|
9
|
Xoá bỏ các khu vực chế biến
khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ nằm ngoài quy hoạch
|
Nhiệm vụ
|
UBND
các huyện, thành, thị
|
UBND các xã, phường, thị trấn
|
Năm 2012 - 2013
|
10
|
Thống kê, kiểm kê trữ lượng
khoáng sản
|
Nhiệm vụ
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Cục
thuế, UBND các huyện, thành, thị
|
Năm 2012 và hàng năm
|
11
|
Thanh tra, kiểm tra quản lý và
hoạt động khoáng sản
|
|
|
|
|
a
|
Thành lập Đoàn thanh tra liên
ngành
|
Quyết định
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở: Công Thương, Xây dựng,
Lao động Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh; Cục Thuế; UBND các huyện, thành,
thị, liên quan
|
Tháng 8/2012 và hàng năm (1- 2
đợt/năm)
|
b
|
Kiểm tra hoạt động khoáng sản
có phép, trái phép
|
Nhiệm vụ, Quyết định
|
-
Các Sở, ngành.
-
UBND các huyện, thành, thị
|
UBND các xã, phường, thị trấn
liên quan; các Sở ngành
|
Năm 2012 và hàng năm
|