ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3005/QĐ-CT/UBND
|
Quảng
Bình, ngày 04 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG SỐ 11-CTr/TU NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TW NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH
HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030 TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị
quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25
tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công
nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết
định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ
Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Tỉnh ủy Quảng
Bình về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính
trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị
của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 874/TNMT-KS ngày 16 tháng 10
năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch
thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của
Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công Thương,
Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ
11-CTr/TU NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
02-NQ/TW NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHOÁNG
SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(ban hành kèm theo Quyết định số 3005/QĐ-CT ngày 04
tháng 12 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Để chỉ đạo triển khai thực hiện tốt
Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Tỉnh ủy Quảng Bình về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của
Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế
hoạch thực hiện như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành
công tác khoanh định các khu vực hoạt động khoáng sản: Thăm dò, khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Chọn một số loại
khoáng sản có giá trị kinh tế cao, vị trí khai thác thuận lợi để sớm đưa vào đấu
giá quyền khai thác khoáng sản.
- Nâng tỷ trọng ngành công nghiệp
khai thác, chế biến khoáng sản trong GDP từ 20% (năm 2010) lên khoảng 25% vào
năm 2020. Hình thành và phát triển một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến
sâu như: Vật liệu xi măng, bột đá
chất lượng cao, kaolin, cát thủy tinh, titan, mangan, vàng...
- Khai thác khoáng sản phải gắn với
chế biến sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; dự trữ một số loại khoáng
sản chiến lược vì lợi ích lâu dài của Quốc gia và tỉnh; đến năm 2020 không còn các cơ sở khai thác, chế biến
khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi
trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 hoàn thành cơ bản
việc thăm dò, đánh giá trữ lượng và đưa vào khai thác, chế biến sử dụng đối với
đá vôi, đá sét nguyên liệu xi măng; đá vôi chất lượng cao, sét gạch ngói, đá
làm vật liệu xây dựng thông thường, titan, quặng sắt, quặng vàng để chọn lựa
đưa vào đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách
trên địa bàn tỉnh.
- Trước mắt tập trung, mở rộng đối
với các mỏ khoáng sản đang hoạt động có hiệu quả theo quy hoạch khoáng sản đã
được duyệt. Từng bước hình thành một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản tập trung có hiệu quả, quy mô lớn.
- Phấn đấu đến năm 2020 phải nâng
cấp cải tạo công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại để thay thế các cơ sở chế
biến khoáng sản lạc hậu, hệ số thu hồi khoáng sản thấp, gây ô nhiễm đến môi trường.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030
1. Nhiệm vụ
1.1. Công tác lập quy hoạch
thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản
- Năm 2011 đã thông qua và phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- Từ năm 2012 - 2015 hàng năm
rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (đối với Quy hoạch khoáng sản thuộc
thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Lập quy hoạch hoạt động
khoáng sản giai đoạn 2016 đến 2025.
1.2. Phối hợp với các Bộ, ngành
TW triển khai hoàn thành cơ bản việc thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng và
đưa vào khai thác các khu vực khoáng sản.
- 06 khu vực đá vôi, đá sét
nguyên liệu xi măng tại các dự án Nhà máy Xi măng Sông Gianh, Thanh Trường, Văn
Hóa, Áng Sơn 1, Áng Sơn 2, Trường Thịnh.
- 01 khu vực đá vôi chất lượng
cao tại xã Châu Hóa cho dự án Nhà máy Sản xuất bột đá chất lượng cao của Công
ty Cổ phần Khai thác sản xuất bột đá chất lượng cao Linh Thành - Quảng Bình; 01
khu vực đá vôi Kim Lũ, xã Kim Hóa cho dự án Nhà máy Sản xuất vôi của Tập đoàn
Than và Khoáng sản Đông Bắc.
1.3. Hoàn thành việc thăm dò
đánh giá trữ lượng, chất lượng một số mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- 18 khu vực sét gạch ngói để
cung cấp nguyên liệu cho các Nhà máy gạch Tuynel trên địa bàn tỉnh.
- 61 khu vực đá làm vật liệu
xây dựng thông thường trên toàn tỉnh.
- 06 khu vực titan; 15 khu vực
quặng sắt, sắt laterit; 06 khu vực quặng vàng để lựa chọn đưa vào đấu giá quyền
khai thác khoáng sản nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
1.4. Từ năm 2020 đến năm 2030,
phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành điều tra toàn diện về công
tác địa chất và khoáng sản trên địa bàn tỉnh bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Tập trung, mở rộng đối với
các mỏ khoáng sản đang hoạt động có hiệu quả theo quy hoạch khoáng sản đã được
duyệt. Từng bước hình thành một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
tập trung có hiệu quả, quy mô lớn tại các khu vực như: Xã Quảng Đông; cụm xã Tiến
- Châu - Văn Hóa; xã Trường Xuân; cụm Áng Sơn, Sơn Thủy; cụm xã Sen Thủy - Ngư
Thủy, cụm Lộc Ninh - Lý Trạch.
1.5. Công tác ký quỹ phục hồi
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Đến năm 2020 dự kiến việc ký quỹ
phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với tổng số tiền ký quỹ 225,2 tỷ
đồng/85 dự án khai thác khoáng sản, tiếp tục tăng từ năm 2020 - 2030.
1.6. Công tác đánh giá tác động
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Đến năm 2020, tổ chức đánh giá
tác động môi trường từ 61 - 70 dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông
thường; 50 bản cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án khai thác khoáng sản
khác. Từ năm 2020 - 2030 đánh giá tác động môi trường cho khoảng 30 dự án khai
thác.
1.7. Công tác kêu gọi đầu tư
trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản
- Hoàn thiện và nâng cấp các dự
án: Cụm Nhà máy Xi măng Sông Gianh giai đoạn 2; Nhà máy Xi măng Văn Hóa; Nhà
máy Xi măng Thanh Trường; Nhà máy Xi măng Áng Sơn 1, Áng Sơn 2; xây dựng mới
Nhà máy Xi măng Trường Thịnh, Nhà máy Bột đá chất lượng cao ở Châu Hóa; Nhà máy
Sản xuất vôi Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa; Nhà máy Sản xuất bê tông đúc sẵn theo
phương pháp dự ứng lực và bê tông thương phẩm tại Khu công nghiệp Cảng biển Hòn
La; cụm Nhà máy Sản xuất, chế biến kaolin Đồng Hới; Nhà máy Sản xuất vật liệu
que hàn, tuyển tách sa khoáng titan, nghiền zircol siêu mịn theo công nghệ nano
tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới; Nhà máy Chế biến titan Sen Thủy, huyện Lệ
Thủy.
- Từ năm 2020 - 2030 tiếp tục
kêu gọi đầu tư thêm một số dự án như: Nhà máy Sản xuất vôi chất lượng cao; Nhà
máy Sản xuất kính thủy tinh trong suốt; Nhà máy Sản xuất đá ốp lát; Nhà máy Sản
xuất gạch blốc thủy tinh; Nhà máy Sứ vệ sinh dân dụng; Nhà máy Sản xuất bột
tít...
- Đến năm 2020 phải nâng cấp cải
tạo công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản của 61 dự án khai thác
đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường lạc hậu theo hướng hiện đại nhằm tận
thu tối đa khoáng sản, giảm thiểu tác động đến môi trường; từ năm 2020 trở đi
không có các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản công nghệ lạc hậu, gây mất an
toàn lao động, lãng phí tài nguyên.
1.8. Công tác thanh tra, kiểm
tra trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản:
Ngoài các đợt kiểm tra thường
xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản, phấn đấu mỗi năm tổ
chức 2 đợt thanh tra, kiểm tra toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Giải pháp
2.1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; tổ chức phổ biến quán triệt Nghị quyết
02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định
hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030; Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05
tháng 4 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày
25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến
lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và pháp luật về khoáng sản cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa
phương và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
2.2. Tăng cường hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản
- Tiếp tục rà soát hệ thống văn
bản về công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản, thường xuyên theo
dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản liên quan đến hoạt động
khoáng sản có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến kinh tế - xã hội để đề xuất, chỉnh
sửa, bổ sung.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung,
lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản theo quy định của pháp luật
phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội địa phương.
- Xây dựng lộ trình thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng dễ làm, hiệu quả làm trước, khó, chưa
hiệu quả làm sau và đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, đặc biệt việc quản
lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Kiện toàn tổ chức cơ quan quản
lý khoáng sản ở địa phương, tăng cường đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị
để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về khoáng sản ở các cấp; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động khoáng sản.
- Phối hợp với các ngành liên quan
đề xuất, điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến
hoạt động khoáng sản, với mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nhằm
đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước và doanh nghiệp và người dân nơi có
khoáng sản khai thác.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt
các chính sách điều tiết các khoản thu từ hoạt động khoáng sản để hỗ trợ cho
người dân bị thu hồi đất để hoạt động khoáng sản, hỗ trợ phát triển kinh tế -
xã hội đối với nhân dân vùng có khoáng sản và chịu ảnh hưởng từ hoạt động
khoáng sản gây ra theo đúng quy định của pháp luật.
2.3. Chỉ đạo triển khai thực hiện
tốt các cơ chế chính sách trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, như
chính sách đầu tư khoa học công nghệ, thiết bị, đào tạo con người, tài chính; đổi
mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành khai khoáng; chính sách dự trữ và xuất
khẩu khoáng sản và chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, đảm bảo quốc
phòng, an ninh, cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa và môi trường.
2.4. Phát triển công nghệ khai
khoáng theo hướng tập trung trên cơ sở quy hoạch, xây dựng các khu khai thác,
chế biến, tạo sản phẩm giá trị cao phù hợp với phân bố tài nguyên khoáng sản.
2.5. Đổi mới cơ chế và chính sách
phát triển công nghiệp khai khoáng
2.5.1. Đổi mới chính sách về đầu
tư khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
- Khuyến khích đầu tư các dự án
khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường,
các dự án khai thác, chế biến quặng nghèo, sử dụng triệt để và tiết kiệm khoáng
sản, có cơ chế ưu đãi việc nghiên cứu, phát hiện các công dụng mới của các loại
khoáng sản và ứng dụng vào sản xuất.
- Hạn chế và tiến tới chấm dứt
tình trạng đầu tư, khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Chỉ
cho phép các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư lớn, có năng lực quản lý, công nghệ
hiện đại tham gia thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản quan trọng; hạn chế
liên doanh với các công ty nước ngoài trong khai thác khoáng sản.
- Xây dựng chính sách đào tạo,
sử dụng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về khoáng
sản và hoạt động thăm dò khoáng sản.
2.5.2. Cơ chế chính sách tài
chính
- Tăng đầu tư từ ngân sách hàng
năm, xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế,
đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện có hiệu quả
quy hoạch về thăm dò, khai thác khoáng sản.
- Chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt
các cơ chế về đổi mới chính sách tài chính của Nhà nước ban hành đối với công
tác thăm dò, khai thác, chuyển nhượng khoáng sản, cơ chế chính sách đầu tư kinh
phí từ ngân sách Nhà nước, vốn của các tổ chức, hộ kinh doanh cho công tác thăm
dò khoáng sản. Xác định đúng giá trị tài nguyên khoáng sản được khai thác.
- Thực hiện tốt cơ chế của
Chính phủ về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đảm bảo lợi ích của Nhà nước,
phù hợp với đặc điểm từng loại khoáng sản.
- Chỉ đạo thực hiện tốt các loại
thuế liên quan đến khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; không xuất khẩu
quặng thô.
2.5.3. Chính sách bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác, bảo đảm an ninh quốc phòng, cảnh quan, di tích lịch sử văn
hóa và môi trường
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện
tốt cơ chế, chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thực hiện cơ chế đảm bảo
quốc phòng, an ninh, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử và văn hóa trong hoạt động
khoáng sản. Chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế chính sách bảo vệ môi trường trong
khai thác khoáng sản trên cơ sở đánh giá tổng thể, thực hiện tốt các giải pháp
giảm thiểu tác động tiêu cực xảy ra.
- Hàng năm, đưa vào kế hoạch dự
toán ngân sách kinh phí để thực hiện việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa
khai thác.
2.6. Tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về khoáng sản
- Căn cứ tình hình phát triển
kinh tế - xã hội địa phương theo nhu cầu của sự phát triển, tiến hành rà soát,
điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch hoạt động khoáng sản đã được phê duyệt, thực
hiện công bố công khai các quy hoạch khoáng sản theo quy định và tổ chức chỉ đạo
thực hiện tốt quy hoạch đã phê duyệt nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả khoáng sản, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản các cấp.
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các ngành, địa phương trong quản lý và bảo
vệ khoáng sản.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ trong
Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Giám đốc
các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện tốt.
2. Giao Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi việc thực hiện, tăng cường kiểm tra,
đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện./.