Quyết định 1885/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 1885/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/06/2016
Ngày có hiệu lực 02/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Thị Thìn
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1885/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI NGOẠI VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH TỈNH THANH HÓA NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia; Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;

Căn cứ Công văn số 5577/BCT-XTTM ngày 08/6/2015 của Bộ Công thương về việc định hướng Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016; Công văn số 7481/BKHĐT-ĐTNN ngày 12/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016;

Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tại Công văn số 88/TT-TCHC ngày 28/3/2016 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2016; của Sở Tài chính tại Công văn số 1917/STC-TCDN ngày 20/5/2016 về Chương trình đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Thanh Hóa năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2016 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Duy trì mối quan hệ đối tác, hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế và Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư, kinh tế quốc tế để đề xuất, kêu gọi nguồn vốn ODA; làm việc với các tổ chức, hiệp hội đầu tư nước ngoài, hiệp hội thương mại các nước để tiếp tục vận động xúc tiến đầu tư, thương mại và thúc đẩy du lịch của tỉnh.

- Tiếp tục đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo hướng tập trung vào các địa bàn và đối tác trọng điểm truyền thống; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng các KCN của tỉnh và các ngành công nghiệp sau lọc hóa dầu, công nghiệp phụ trợ, hậu cần cảng biển, hóa chất, nông nghiệp.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ đã ký giữa tỉnh Thanh Hóa với các địa phương, tổ chức trong ngoài nước; tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác với các tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào), Seongnam (Hàn Quốc).

- Tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng, môi trường đầu tư, kinh doanh; các lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư của tỉnh; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư qua mạng, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chính sách và doanh nghiệp; chú trọng đấu mối, liên hệ, mời gọi các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn; lựa chọn một số sản phẩm chủ lực của tỉnh để xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.

- Tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, gặp gỡ, tiếp xúc với các khách hàng, các nhà phân phối tại các hội chợ thương mại, hội chợ quốc tế lớn được tổ chức trong nước; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tạo lập kênh phân phối ở nông thôn, miền núi, biên giới, tạo điều kiện cho nhân dân và người tiêu dùng được tiếp cận, mua sắm sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước, thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, các điểm, tour, tuyến du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó, tập trung chủ yếu trên kênh truyền hình Trung ương và quốc tế; thực hiện kết nối các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch của tỉnh với các hãng lữ hành lớn của cả nước và nước ngoài nhằm xây dựng một số sản phẩm du lịch tiêu biểu.

- Phối hợp với các bộ, ngành chức năng thực hiện các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; kinh nghiệm quản lý, kiến thức kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh thương mại, du lịch.

- Tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến chung của vùng và các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch quốc gia.

2. Yêu cầu

- Việc lựa chọn, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2016 phải có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ giữa công tác đối ngoại với hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường kết nối trực tiếp doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước, lấy trao đổi, cung cấp thông tin trực tiếp cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc, kết nối với nhau làm giải pháp trọng tâm trong chương trình xúc tiến năm 2016.

II. NỘI DUNG

Chương trình đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2016 bao gồm 03 chương trình hoạt động như sau:

1. Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trong nước

1.1. Các hoạt động xúc tiến đầu tư

- Tổ chức các sự kiện, hoạt động: Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa (phối hợp BIDV Việt Nam tổ chức); Khảo sát, vận động xúc tiến đầu tư tại chỗ (các doanh nghiệp FDI, DDI) trong tỉnh.

- Tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư của các bộ, các tổ chức quốc tế tổ chức ở trong nước.

[...]