Kế hoạch 79/KH-UBND về triển khai nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ứng phó với tác động của dịch Covid-19 gây ra năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 79/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2020
Ngày có hiệu lực 27/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Quốc Khánh
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Sơn La, ngày 27 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ, XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 GÂY RA NĂM 2020

Thực hiện Chỉ thị s11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xut kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 31/01/2020, Kết luận số 936-KL/TU ngày 22/3/2020 và Công văn s4955-CV/TU ngày 08/3/2020 về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đchủ động tăng cường ứng phó, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ứng phó với tác động của dịch Covid-19 năm 2020 như sau:

I. YÊU CẦU

1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 31/01/2020 và Công văn số 4955-CV/TU ngày 08/3/2020 về việc tăng cưng phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

2. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo duy trì sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khu cơ bản sản lượng nông sản năm 2020, giá tiêu thụ hợp lý.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu an toàn

- Làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng nhằm hỗ trợ theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

- Tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Golobal GAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm nông sản, các hệ thống cửa hàng nông sản cao cấp.

- Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng đối với một số cây trồng thường xuyên bị tác động bởi tình hình thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, để chuyển dịch sang một số trồng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến như giống dứa MD2, xoài, chanh leo, ngô ngọt...

- Điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nghiên cứu trồng khảo nghiệm các giống cây trồng cho thời điểm thu hoạch vào trái vụ, nhằm rải vụ sản xuất kéo dài thời gian thu hoạch.

- Tiếp tục rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản tổ chức các hội nghị vùng nguyên liệu.

2. Nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản nông sản

- Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến nhỏ trên địa bàn tỉnh để thu mua và chế biến các loại quả tươi thành sản phẩm quả sấy khô, sấy dẻo, các loại mứt, rượu, sản phẩm OCOP...;

- Hỗ trợ, khuyến khích các hợp tác xã, cơ sở chế biến chủ động tận dụng, thuê, sử dụng các sân bãi, nhà xưởng, lò sấy của các cơ sở chế biến các loại hàng hóa khác khi chưa đến thời đim sản xuất đnâng cao công suất sơ chế, chế biến.

3. Đẩy mạnh chế biến nông sản

- Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng đđi vào hoạt động đối với các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản trọng điểm của tỉnh: Nhà máy chanh leo của Công ty CP Nafoods Tây Bắc tại Mộc Châu; Nhà máy chế biến rau quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty CP chế biến thực phẩm công nghệ cao - Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại huyện Mai Sơn...đtăng giá trị sản phẩm nông sản và giảm áp lực đối với xuất khẩu sản phẩm nông sản tươi của tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động kết nối với các nhà máy chế biến nông sản ngoài tỉnh để hỗ trợ thu mua, chế biến nông sản của tỉnh.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các kho chứa, kho lạnh để nâng cao năng lực thu gom và thời gian bảo quản nông sản.

4. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu

- Xác định thị trường trong nước là thị trường trọng tâm tiêu thụ cơ bản sản lượng nông sản, do đó cần tập trung tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước: tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại các thị trường truyền thống (Hà Nội, Thanh Hóa) và mở rộng ra các thị trường mới tiềm năng như Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An; tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh tại các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa... chủ trì tổ chức.

- Chủ động phối hp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh/ thành phố tchức các chương trình kết nối cung - cầu; kết nối đưa sản phẩm nông sản của Sơn La vào các chợ đầu mối, các khu công nghiệp, nhà máy lớn, trường học; Hệ thống cửa hàng nông sản cao cấp...

- Chủ động làm việc với Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Công ty Nafood Tây Bắc, Công ty Cổ phần tập đoàn Uniseed; các Siêu thị, Trung tâm thương mại (Big C, AEON, Hapro, Lotte, Vinmart, Lanchi Mart, Mega Market) để trao đổi, thỏa thuận kế hoạch thu mua nông sản, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và có giải pháp kịp thời.

- Xây dng các cơ sở thu gom của tỉnh; Tổ chức kết nối giao thương với doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ ngoài tỉnh.

- Tuyên truyền, khuyến khích người dân trong tỉnh sử dụng sản phẩm hàng hóa của tỉnh gắn với các hoạt động triển khai thực hiện hưởng ứng “Cuộc Vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các cơ quan, tchức, đơn vị trong tỉnh ưu tiên sử dụng các hàng hóa nông sản an toàn của Sơn La.

- Điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu năm 2020 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 290 ngày 09/02/2020, Thông báo số 71/TB-VPUB ngày 06/3/2020 và bổ sung các giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19.

[...]