Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường trong tình hình dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu | 73/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/04/2020 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Trần Hữu Thế |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 01 tháng 4 năm 2020 |
Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Ý kiến thống nhất của Thường trực Tỉnh ủy (tại Công văn số 5618-CV/VPTU ngày 31/3/2020) và Thường trực HĐND tỉnh (tại Công văn số 32/HĐND-KTNS ngày 31/3/2020).
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
Để góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây sốt giá trên địa bàn tỉnh nhất là các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
2. Yêu cầu:
- Doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đầy đủ, thường xuyên số lượng hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa trên thị trường; phân phối bán lẻ các mặt hàng thiết yếu rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại khu vực xảy ra dịch bệnh, thiếu hàng cục bộ.
- Hàng hóa tham gia chương trình bình ổn là hàng Việt Nam, đảm bảo chất lượng nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhãn mác và giá bán ổn định.
1. Các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu cần dự trữ bình ổn thị trường
Gồm các 09 nhóm hàng hóa thiết yếu sau: Gạo, mì tôm, đường, dầu ăn, bột nêm các loại, sữa, thịt các loại (gia súc, gia cầm), rau củ quả, giấy vệ sinh.
2. Số lượng hàng hóa dự trữ
a) Số lượng hàng hóa thiết yếu cung ứng thị trường của các đơn vị phân phối:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 12 doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu có khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho thị trường, gồm: (1) Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn-Phú Yên; (2) Công ty TNHH TM Vạn Phúc; (3) Công ty TNHH Đầu tư Phát triển TM Hoàng Phương; (4) Cơ sở xay sát gạo Tường Liên; (5) Siêu thị VinMart Phú Yên; (6) Siêu thị Gmart Sông Hinh; (7) DNTN Tý Linh; (8) Công ty TNHH TM Vy Long (Cửa hàng tiện lợi V’Mart); (9) Công ty TNHH Hoàng Sơn; (10) Công ty TNHH TM Hải Lâm; (11) Công ty TNHH TM Trang Hiệp Phát; (12) DNTN Thuận Liên.
Căn cứ vào số lượng hàng hóa thiết yếu cung ứng thị trường của các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn tỉnh, lượng hàng cần dự trữ bình quân trong một tháng (30 ngày), như sau:
STT |
Tên hàng hóa |
ĐVT |
Số lượng cung ứng bình quân/tháng |
1 |
Mỳ tôm |
Thùng |
200.000 |
2 |
Gạo |
Tấn |
800 |
3 |
Dầu ăn |
Lít |
490.000 |
4 |
Đường |
Tấn |
600 |
5 |
Bột ngọt |
Tấn |
50 |
6 |
Sữa |
1.000Lít |
1.000 |
7 |
Thịt các loại (gia súc, gia cầm) |
Tấn |
500 |
8 |
Rau củ quả |
Tấn |
3.300 |
9 |
Giấy vệ sinh |
Cuộn (12 lốc) |
50.000 |
b) Dự kiến số lượng hàng hóa thiết yếu cần dự trữ như sau:
STT |
Tên hàng hóa |
ĐVT |
Số lượng dự trữ |
Đơn giá (Đồng) |
Thành tiền (Đồng) |
1 |
Mỳ tôm |
Thùng |
20.000 |
100.000 |
2.000.000.000 |
2 |
Gạo |
Tấn |
200 |
12.000.000 |
2.400.000.000 |
3 |
Dầu ăn |
Lít |
49.000 |
35.000 |
1.715.000.000 |
4 |
Đường |
Tấn |
20 |
17.000.000 |
340.000.000 |
5 |
Bột ngọt |
Tấn |
5 |
66.000.000 |
330.000.000 |
6 |
Sữa |
1.000Lít |
80 |
30.000.000 |
2.400.000.000 |
7 |
Thịt các loại (gia súc, gia cầm) |
Tấn |
50 |
120.000.000 |
6.000.000.000 |
8 |
Rau củ quả |
Tấn |
200 |
10.000.000 |
2.000.000.000 |
9 |
Giấy vệ sinh |
Cuộn |
5.000 |
35.000 |
175.000.000 |
|
Tổng cộng |
17.360.000.000 |
Nhằm đảm bảo nhu cầu cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường thì cần dự trữ hàng hóa để điều tiết khi xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ; ngoài lượng dự trữ thường xuyên (khoảng 10%) của doanh nghiệp phân phối, thì cần tăng thêm 10% số lượng cung ứng các hàng hóa thiết yếu, với tổng kinh phí khoảng 17 tỷ đồng. UBND tỉnh tạm ứng vốn từ ngân sách tỉnh cho các doanh nghiệp tham gia chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường.
3. Đối tượng tham gia chương trình:
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã có trụ sở đặt tại tỉnh Phú Yên, có sản xuất hoặc kinh doanh các nhóm hàng tham gia bình ổn theo quy định tại Kế hoạch này.
4. Điều kiện doanh nghiệp tham gia chương trình
- Có trụ sở, văn phòng, có phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ phân phối và bán hàng theo yêu cầu của Kế hoạch, có điểm bán hàng cố định và tổ chức các điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn tỉnh.
- Có chức năng kinh doanh hàng hóa phù hợp với các nhóm hàng tham gia trong Kế hoạch; có uy tín, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng trong Kế hoạch; có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, ổn định và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình; có năng lực tài chính lành mạnh.
- Cam kết hàng hóa tham gia chương trình bình ổn đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm; thực hiện việc đăng ký giá, niêm yết giá bán và bán đúng giá đăng ký đã được phê duyệt, thấp hơn hoặc bằng giá thị trường cùng chủng loại, cùng thời điểm.