Kế hoạch 7670/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu | 7670/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/08/2023 |
Ngày có hiệu lực | 31/08/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Nguyễn Ngọc Phúc |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7670/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 31 tháng 8 năm 2023 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 809/QĐ-TTg); UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023 (Chương trình) trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
a) Phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg, Thông tư so 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (PTLNBV) và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I đến các sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh bảo đảm kịp thời, đồng bộ và hiệu quả.
b) Bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới; nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác quản lý, điều hành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới về công tác quản lý bảo vệ rừng; nâng cao chất lượng trong công tác theo dõi diễn biến rừng phục vụ cho việc công bố hiện trạng rừng sát với thực tế, đúng quy định của pháp luật hiện hành.
d) Đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cứu hộ các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp do người dân tự nguyện giao nộp hoặc là tang vật vi phạm do lực lượng Kiểm lâm thu giữ chờ xử lý theo quy định.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ việc thực hiện Chương trình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh; từ đó để các địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện quyết liệt, tiết kiệm và có hiệu quả các nội dung được giao.
b) Bám sát các nội dung Quyết định số 809/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT và các quy định khác có liên quan để thực hiện phân bổ vốn; thống nhất tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
c) Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
1. Thu thập hồ sơ, kiểm tra, xác minh hiện trường biến động rừng và cập nhật, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; thuê đơn vị tư vấn để chuẩn hóa, khắc phục lỗi cơ sở dữ liệu diễn biến rừng trong phần mềm FMRS 4.0; In bản đồ thành quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023 để lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT.
2. Tuần tra truy quét, ngăn chặn hành vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành và chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp:
4. Quản lý, cứu hộ các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp.
5. Hỗ trợ UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn, điều kiện kinh tế còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, gồm: xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy rừng; hỗ trợ người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn; hoạt động của Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng của cấp xã.
6. Tổ chức rà soát, xác định diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp có cây tái sinh để lập hồ sơ và thực hiện việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh.
7. Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trình UBND tỉnh ban hành để tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
1. Tổng kinh phí: 9.803.379.000 đồng, được bố trí cho 07 hoạt động, cụ thể như sau:
STT |
Hoạt động đề xuất |
Năm 2023 (đồng) |
1 |
Theo dõi diễn biến rừng |
3.306.342.468 |
1.1 |
Thu thập hồ sơ, kiểm tra, xác minh hiện trường biến động rừng và cập nhật, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng |
1.830.000.000 |
1.2 |
Thuê đơn vị tư vấn để chuẩn hóa, khắc phục lỗi cơ sở dữ liệu diễn biến rừng trong phần mềm FMRS 4.0 |
1.210.000.000 |
1.3 |
In bản đồ thành quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023 để lưu trữ theo quy định |
266.342.468 |
2 |
Tuần tra truy quét, ngăn chặn hành vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp |
250.000.000 |
3 |
Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành và chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp |
3.000.000.000 |
4 |
Quản lý, cứu hộ các loài động vật rừng, thực vật rùng nguy cấp |
773.500.000 |
5 |
Hỗ trợ bảo vệ rừng tại cơ sở (cấp xã) |
1.620.000.000 |
6 |
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng |
440.988.000 |
7 |
Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự cháy rừng tỉnh Lâm Đồng |
412.549.000 |
Tổng cộng |
9.803.379.000 |
(Dự toán chi tiết theo Văn bản thẩm định số 2144/STC-HCSN ngày 25/8/2023 của Sở Tài chính)
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững theo Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn