Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2023
Ngày có hiệu lực 12/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện nội dung Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 -2025; Quyết định số 2879/QĐ-BNN-TCLN ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 -2025;

Nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả Chương trình của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với các nội dung như sau:

1. Mục đích

a) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, định hướng, giải pháp thực hiện thuộc lĩnh vực lâm nghiệp theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời và thống nhất.

b) Đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh, bền vững trên cơ sở quản lý, bảo vệ phát triển, sử dụng bền vững rừng và diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp;

c) Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, chống sa mạc hóa, suy thoái đất, nâng tỷ lệ che phủ rừng; góp phần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời thu hút nguồn lực đầu tư vào lâm nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập; góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân làm nghề rừng; đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phải bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách của Nhà nước; đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Trên cơ sở nội dung, giải pháp của Kế hoạch này; các cấp, các ngành, các chủ rừng chủ động phối hợp, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng, giải pháp đã đặt ra. Nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với chính quyền địa phương, chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án,... thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, thường xuyên.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

b) Góp phần phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai; hấp thụ, lưu giữ các-bon từ rừng, giảm phát thải khí nhà kính; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tập trung quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và diện tích rừng tăng thêm hàng năm gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh khoảng 4.618 lượt ha; trồng mới 7.295 ha cây xanh, tương đương với 14,507 triệu cây xanh (trong đó cây xanh trồng phân tán ở khu vực đô thị và nông thôn 1,253 triệu cây); góp phần đạt và duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng 52% vào năm 2025; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5%/năm[1].

c) Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trông là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

a) Bảo vệ rừng

- Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có và diện tích rừng tăng trong giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là đối với 106.671,55 ha rừng tự nhiên và 109,08 ha rừng ngập mặn.

- Tăng cường công tác tuần tra, truy quét bảo vệ rừng; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, UBND cấp xã trong công tác bảo vệ rừng nói riêng và toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh nói chung; huy động tối đa nguồn lực toàn xã hội cho công tác bảo vệ rừng.

- Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp: Thực hiện nghiêm công tác điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp nhằm giảm tối đa số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại so với giai đoạn 2016-2020. Nâng cao nhận thức người dân trong việc chấp hành Luật Lâm nghiệp và pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực lâm nghiệp. Kiên quyết đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, đưa ra xử lý, xét xử các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật.

b) Bảo tồn đa dạng sinh học

- Tổ chức quản lý chặt chẽ và giữ ổn định toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực lâm nghiệp. Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học cho các khu rừng.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ