Kế hoạch 350/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023

Số hiệu 350/KH-UBND
Ngày ban hành 13/02/2023
Ngày có hiệu lực 13/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 350/KH-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2023

Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 3968/SNN-CCKL ngày 27 tháng 12 năm 2022, Ủy ban nhân dân ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng cao trong tổng sản phẩm của tỉnh. Phát huy tối đa các tiềm năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Huy động tối đa các nguồn lực để tập trung phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, năm 2023 phấn đấu huy động khoảng 558,618 tỷ đồng. Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau cao hơn năm trước.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp. Năm 2023 trồng mới được 4.000 ha rừng tập trung và trồng 598,8 ngàn cây phân tán; diện tích rừng có trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 500 ha, khoanh nuôi phục hồi rừng 891 ha.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả rừng trồng nguyên liệu và rừng trồng cao su, phấn đấu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh cơ bản hiện đại, đủ năng lực về công nghệ tham gia hội nhập thị trường trong nước và quốc tế.

b) Về xã hội

Ngành lâm nghiệp giải quyết được việc làm cho khoảng 23.000 lao động/năm và bảo đảm bình đẳng giới; khoảng 50% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp; góp phần phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 3-4%/năm.

c) Về môi trường

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, đặc dụng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; phấn đấu số vụ vi phạm năm 2023 giảm 10% so với năm 2022. Rừng được quản lý bền vững; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường.

- Độ che phủ rừng năm 2023 đạt trên 63,12%.

II. NHIỆM VỤ

1. Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững:

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, năm 2023 độ che phủ rừng đạt trên 63,12%.

- Khoán bảo vệ rừng (trong lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng) 105.173 ha.

b) Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

- Trồng mới 190 ha, trong đó:

+ Trồng rừng sản xuất: 50 ha.

+ Trồng rừng phòng hộ đặc dụng: 140 ha.

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 500 ha.

c) Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

[...]