Kế hoạch 6011/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 111-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Bình Dương

Số hiệu 6011/KH-UBND
Ngày ban hành 17/11/2023
Ngày có hiệu lực 17/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Võ Văn Minh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6011/KH-UBND

Bình Dương, ngày 17 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 111-CTR/TU NGÀY 17/3/2023 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW (KHÓA XIII) VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Chương trình số 111-CTr/TU ngày 17/3/2023 của Tỉnh ủy Bình Dương về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Thông báo số 404/TB-UBND ngày 14/11/2023 tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh lần thứ 47 - khóa X (ngày 08/11/2023); Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

- Khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương; phát triển công nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở đổi mới công nghệ, hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, xây dựng nhà máy thông minh, ưu tiên thu hút đầu tư từ các tập đoàn sản xuất lớn, đa quốc gia, phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp hỗ trợ, vật liệu, chế biến, chế tạo, điện tử, viễn thông, tin học, hàng tiêu dùng, hóa dược... có công nghệ cao, sạch, tiêu hao ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững.

- Tập trung phát triển ngành thương mại dịch vụ, thương mại điện tử, phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; tăng cường hợp tác phát triển, thúc đẩy dịch vụ logistics, giao thông và liên kết kinh tế vùng.

- Phát triển đô thị thông minh, vùng đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương.

2. Yêu cầu.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở phù hợp theo tinh thần Nghị quyết so 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

II. MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030.

- Phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó, ngành dịch vụ được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh được nâng cao, hình thành nhiều ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao, đóng góp tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế (GRDP) của tỉnh.

- Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng tăng trưởng.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

- Tập trung phát triển hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phổ thông minh Bình Dương.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và bất ổn, trên cơ sở thực tế tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương hiện nay, các chỉ tiêu Kế hoạch đưa ra nhằm đảm bảo hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2025[1] và đạt được các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 của Chương trình số 111-CTr/TU ngày 17/3/2023 của Tỉnh ủy, cụ thể các chỉ tiêu trong 02 giai đoạn như sau:

2.1. Giai đoạn 2021 - 2025.

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5%-8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 210-215 triệu đồng; cơ cấu kinh tế (GRDP) của tỉnh với tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp đến năm 2025 tương ứng là 62,3% - 28% - 2,5% - 7,2%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm khoảng 20%.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân trên 8,7%/năm; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 14-15%/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 9-10%/năm; Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 9- 10%/năm.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội 2-3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 35%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 50%.

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 85%; tỷ lệ hộ dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện đạt 100% (ở khu vực đủ điều kiện đầu tư lưới điện).

- Xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch; thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 đạt 9 tỷ đô la Mỹ[2].

- Đến năm 2025: Hoàn thiện tiêu chí xác định các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp; Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2. Giai đoạn 2026 - 2030.

[...]