Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

​Kế hoạch 3627/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 70-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 3627/KH-UBND
Ngày ban hành 25/12/2023
Ngày có hiệu lực 25/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Trương Hải Long
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3627/KH-UBND

Gia Lai, ngày 25 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 70-CTR/TU NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Thực hiện Chương trình hành động số 70-CTr/TU ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70-CTr/TU ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi là Kế hoạch):

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xây dựng và ban hành Kế hoạch nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành cụ thể hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Chương trình hành động số 70-CTr/TU.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có; phù hợp với những chủ trương, định hướng, mục tiêu và giải pháp được xác định Nghị quyết 29-NQ/TW; Chương trình hành động số 63-CTr/TU, ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 1374/KH-UBND ngày 05/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU, ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, và căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tiềm năng, lợi thế sẵn có để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu Chương trình hành động số 70-CTr/TU đã đề ra.

- Căn cứ vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động số 70-CTr/TU và trong Kế hoạch này, các cấp các ngành tổ chức triển khai thực hiện một cách quyết liệt, cụ thể, phù hợp với thực tế ngành, đơn vị, địa phương mình; có sự phối kết hợp chặt chẽ; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát; kịp thời khắc phục khó khăn, vướng mắc; bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đảm bảo việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ Kế hoạch đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực để xây dựng tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc; phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên. Xây dựng và phát triển nhanh nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng khoa học và công nghệ. Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường; gắn phát triển công nghiệp với nông nghiệp, dịch vụ để hình thành chuỗi sản xuất tiêu chuẩn cao; tập trung vào các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu đầu vào. Thu hút các dự án sản xuất công nghiệp sạch theo hướng sinh thái, thân thiện môi trường; các ngành công nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ cao, các ngành công nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, lấy nền tảng khoa học và công nghệ để gia tăng chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, trọng tâm là chế biến nông, lâm sản và năng lượng tái tạo. Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng, trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số gắn với chất lượng, hiệu quả và phát huy các lợi thế so sánh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và mang lại thu nhập cao cho người lao động.

2. Các mục tiêu cụ thể phấn đấu đạt đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 9,57%/năm. Tốc độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 6,25%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 12 - 12,5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 13,5 - 14%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ đạt 9,85%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 11,28%/năm.

- Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 133 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, công nghiệp xây dựng, dịch vụ, thuế sản phẩm tương ứng là 26,62%, 28,94%, 39,84%, 4,6%; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với nông nghiệp chiếm khoảng 30%, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 45 - 50% trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp; tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện giảm xuống còn 50 - 55%; tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 40%.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khoẻ”, là điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; là tỉnh tiên phong trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với chuyển đổi số, kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học và công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng. Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc. Tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Đóng góp tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Chương trình hành động

- Tập trung quán triệt các nội dung của Nghị quyết Số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 70-Ctr/TU và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh để các cấp, các ngành nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Số 29-NQ/TW với nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng tạo nhận thức sâu sắc về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đổi mới tư duy phát triển, đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tập trung chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối và liên kết vùng.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan thông tấn, báo chí.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

[...]