Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 334/KH-UBND triển khai Kế hoạch 113-KH/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và 111/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 334/KH-UBND
Ngày ban hành 26/08/2024
Ngày có hiệu lực 26/08/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 334/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SỐ 113-KH/TU NGÀY 12/4/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 29-NQ/TW, NGÀY 17/11/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG (KHÓA XIII) VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 111/NQ-CP NGÀY 22/7/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29- NQ/TW VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 12/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) và Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Nghị quyết 29-NQ/TW), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong việc quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW nhằm tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Đẩy mạnh toàn diện CNH, HĐH dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành, lĩnh vực; tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư đồng bộ, hiện đại hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển đô thị, nông thôn theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030:

Thừa Thiên Huế là đô thị về di sản đặc trưng của Việt Nam; là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các ngành dịch vụ được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại.

4. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Tăng trưởng GRDP 7 - 8%/năm. GRDP/người đạt 5.500 - 6.000 USD (theo cách tính hiện hành). Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 7-8%/năm.

- Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GRDP. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GRDP đạt khoảng 33-35%; trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong công nghiệp chiếm 85-90%. Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 54-56%; trong đó, ngành du lịch chiếm 15-20%.

- Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp đạt bình quân khoảng 4%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 6%/năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn đạt bình quân trên 10%/năm. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%; trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%, phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%. 100% dân số sử dụng nước sạch. 100% các khu đô thị, 85% khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định. Tỷ lệ lao động được đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 75 - 80%.

- Thuộc nhóm 10 địa phương đứng đầu cả nước về các chỉ số: Chỉ số chuyển đổi số (DTI); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và xây dựng thành công chính quyền số.

5. Tầm nhìn đến năm 2045:

Thừa Thiên Huế là đô thị lớn, thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước. Trở thành đô thị di sản, thông minh và sáng tạo; thành phố Festival, trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục - đào tạo và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung quán triệt, tuyên truyền tạo chuyển biến nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII); Kế hoạch 13-KH/TW, ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 12/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hành động nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị để thực hiện đạt được các mục tiêu của Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương, Tỉnh ủy.

2. Tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

a) Các Sở, ngành, địa phương

- Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ nhằm tăng nhanh giá trị nội địa, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistics, nguồn nhân lực chất lượng cao là nòng cốt.

- Nghiên cứu phát triển các mô hình kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn phù hợp với xu thế phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm tăng năng suất lao động, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Thực hiện điều chỉnh phân bố không gian các ngành lĩnh vực phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng khai thác, tận dụng tiềm năng, thế mạnh khác biệt và lợi thế cạnh tranh của địa phương.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương

- Tập trung tham mưu đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thành lập mới; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và kinh tế tập thể.

[...]