Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 178/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Thái Bình ban hành
Số hiệu | 15/KH-UBND |
Ngày ban hành | 15/01/2024 |
Ngày có hiệu lực | 15/01/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Nguyễn Quang Hưng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2024 |
Thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức quán triệt sâu sắc, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Thái Bình, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình hành động đã đề ra.
- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm nhằm tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 của Chính phủ, qua đó tạo sự nhất quán, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Yêu cầu
- Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 của Chính phủ; các quy hoạch, chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh có liên quan để xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, lĩnh vực cho các sở, ngành, đơn vị có liên quan, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, không chồng chéo.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, doanh nghiệp và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vận tải đường sắt.
Đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong phát triển giao thông vận tải đường sắt; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện phát triển đường sắt.
Sau năm 2030 nghiên cứu, đề xuất Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 (đoạn tuyến đường sắt trên qua địa phận tỉnh đã được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh).
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các sở, ban ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về vai trò, vị trí, lợi thế của phương thức giao thông vận tải đường sắt, tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong phát triển giao thông vận tải đường sắt. Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đường sắt đồng bộ với phát triển ngành giao thông vận tải.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, tập trung quán triệt các nội dung của Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 của Chính phủ với hình thức đa dạng, phong phú để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động ở các cấp, các ngành về vai trò, vị trí chiến lược và tầm quan trọng của vận tải đường sắt phù hợp với thực tiễn của tỉnh Thái Bình.
2. Công tác triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống công trình kết nối với tuyến đường sắt
- Thực hiện đồng bộ Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trọng tâm đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ định hướng kết nối với tuyến đường sắt phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng các cảng biển, cảng cạn và trung tâm logistics, kho bãi, cảng, bến thủy nội địa... làm đầu mối tổ chức vận tải, lưu thông, trung chuyển, giao nhận hàng hóa, kết nối thuận lợi và phát huy lợi thế của vận tải đường sắt. Phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các ngành nghề dịch vụ đồng bộ, phù hợp với hạ tầng tuyến đường sắt.
- Ưu tiên dành quỹ đất để đầu tư xây dựng tuyến đường sắt, các khu vực quanh các khu ga đường sắt.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đường sắt
- Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về quản lý vận tải về đường sắt.
- Thúc đẩy hợp tác chia sẻ dữ liệu, phát triển nền kinh tế số trong lĩnh vực đường sắt.
- Đảm bảo an toàn giao thông, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.
4. Phát triển nguồn nhân lực đường sắt
Chú trọng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực khoa học, công nghệ về lĩnh vực đường sắt, kết cấu hạ tầng giao thông.