ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 811/KH-UBND
|
Bình Thuận, ngày
08 tháng 3 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 178/NQ-CP NGÀY 31/10/2023
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 67-CTR/TU NGÀY 31/8/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY (KHÓA
XIV) THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 49-KL/TW NGÀY 28/02/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2045
Căn cứ Chương trình hành động của
Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 và Chương
trình hành động số 67-CTr/TU ngày 31/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa
XIV) thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng
phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 (sau đây gọi tắt là Kết luận số 49-KL/TW); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức quán triệt sâu sắc,
thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 49-KL/TW.
b) Xác định rõ nội dung, nhiệm
vụ chủ yếu để Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã và thành phố (sau đây gọi tắt là các sở, ngành, địa phương) tập trung chỉ
đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kết luận số 49-KL/TW.
2. Yêu cầu
a) Việc xây dựng và ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh bám sát quan điểm, mục tiêu
của Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số
178/NQ-CP ngày 31/10/2023 và Chương trình hành động số 67-CTr/TU của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy (Khóa XIV) nhằm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải huy động tối đa
các nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải đường sắt đồng bộ,
hiện đại, tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Cụ thể hóa Chương trình hành
động của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bằng những
nhiệm vụ, giải pháp gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình; là căn cứ
để các sở, ngành, địa phương quán triệt, triển khai, tạo sự chuyển biến thực sự
trong phát triển giao thông vận tải đường sắt.
c) Nâng cao nhận thức của cả hệ
thống chính trị, doanh nghiệp và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
vận tải đường sắt. Đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất,
quyết tâm cao trong phát triển giao thông vận tải đường sắt; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình tổ chức thực
hiện phát triển đường sắt.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển giao thông vận tải
đường sắt hiện đại, đồng bộ, cùng với các loại hình giao thông khác, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng nhanh, bền vững, đáp ứng
mục tiêu, yêu cầu phát triển giao thông vận tải đường sắt của quốc gia.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025: Phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư Dự án đường
sắt tốc độ cao Bắc - Nam; trong đó, ưu tiên triển khai công tác lập quy hoạch
(sử dụng đất, xây dựng) đồng bộ và triển khai công tác đền bù, thu hồi đất để đủ
điều kiện khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030 đối với tuyến đường sắt thành
phố Hồ Chí Minh - Nha Trang (đoạn qua địa bàn tỉnh).
- Đến năm 2030: Phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải tiến hành cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả
các tuyến đường sắt hiện có trên địa bàn tỉnh.
- Đến năm 2045: Phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường
sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
II. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác quán triệt, tuyên
truyền, phổ biến
- Nghiên cứu, quán triệt nội
dung của Kết luận số 49-KL/TW và Chương trình hành động của Chính phủ, Chương
trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 49-KL/TW về định
hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 ở tất cả các cấp, các ngành để tạo sự thống nhất nhận thức về vai trò,
vị trí, tầm quan trọng của vận tải đường sắt đối với phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, môi trường và đối ngoại.
- Công tác tuyên truyền Kết luận
số 49-KL/TW và Chương trình hành động của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến
hành với hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp từng đối tượng để tạo nhận thức
sâu sắc về tiềm năng, lợi thế của vận tải đường sắt, đổi mới tư duy và đẩy mạnh
quyết tâm của các cấp, các ngành về nhiệm vụ phát triển vận tải đường sắt, phân
bổ nguồn lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vận tải đường sắt.
- Các sở, ngành, địa phương
nghiên cứu triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW và Chương trình hành động
của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phù hợp với thực tiễn của ngành, địa
phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về trật tự,
an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và
đường sắt, dọc hành lang đường sắt.
2. Hoàn thiện thể chế, chính
sách
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu,
góp ý với cấp có thẩm quyền về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách
pháp luật về sử dụng đất cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt và cho
thuê kết cấu hạ tầng đường sắt theo thẩm quyền của địa phương; đồng thời, tổ chức
thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương về phát triển hạ tầng giao
thông vận tải đường sắt.
3. Hoàn thiện quy hoạch có liên
quan để phát triển đường sắt
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
tỉnh bảo đảm liên kết, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tạo không gian phát triển, gắn kết các tuyến đường
sắt với các hành lang kinh tế, các trung tâm kinh tế, đầu mối vận tải trong nước,
các khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm logistics lớn, trung tâm bưu chính.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
chung đô thị để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, khai thác không gian ngầm;
phát triển các đô thị nén và khuyến khích đầu tư công trình kinh doanh dịch vụ
thương mại, văn phòng xung quanh các khu ga.
- Chú trọng công tác quy hoạch
các khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển, khu du lịch và các tuyến đường giao
thông kết nối với các tuyến, ga đường sắt, tạo ra không gian phát triển mới,
phát huy hiệu quả trong khai thác vận tải đường sắt, phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Huy động nguồn lực để đầu tư
giao thông vận tải đường sắt
- Ưu tiên bố trí nguồn lực từ
ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị, đường
sắt vùng.
- Ưu tiên dành quỹ đất thích
đáng tại các khu vực quanh các khu ga đường sắt lớn, ga đường sắt tốc độ cao,
ga đường sắt trong đô thị để phát triển các đô thị, khu chức năng.
5. Nghiên cứu, lựa chọn phương
án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị
- Nghiên cứu kinh nghiệm từ các
nước trên thế giới và bài học từ việc đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Việt
Nam, làm cơ sở triển khai đầu tư, vận hành khai thác, quản lý hiệu quả các tuyến
đường sắt đô thị.
6. Tăng cường phối hợp giữa địa
phương với bộ, ngành Trung ương
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác lập quy hoạch, đền bù, thu hồi đất phục vụ triển khai các dự án đường
sắt và công tác quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.
Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
hành lang an toàn giao thông đường sắt; xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các
tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quá trình quản lý hành lang an toàn
giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường sự phối hợp chặt
chẽ giữa địa phương với các bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai
chiến lược, quy hoạch, dự án; công tác lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng; bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt trên địa bàn tỉnh.
- Các sở, ngành, địa phương phối
hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành Trung ương để triển khai thực hiện
Chương trình hành động của Chính phủ.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính
trị và Chương trình hành động của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để quán
triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn
vị, địa phương (Chi tiết phân công nhiệm vụ theo Danh mục nhiệm vụ kèm Kế hoạch
này).
2. Sở Thông tin và Truyền thông
và các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền về các quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí, tầm
quan trọng của loại hình giao thông vận tải đường sắt và sự cần thiết phải đầu
tư phát triển giao thông vận tải đường sắt, nhất là đường sắt tốc độ cao.
3. Giao Sở Giao thông vận tải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch
này; định kỳ hàng cuối năm, tham mưu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh báo
cáo kết quả cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy để theo dõi, chỉ đạo và tham mưu Ban Thường
vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kết luận số 49-KL/TW theo
yêu cầu của Trung ương.
4. Trong quá trình triển khai
thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch
này, các sở, ban, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Giao thông vận tải
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bình Thuận, Đài PT-TH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, NC&KSTTHC, ĐTQH. H.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Hải
|
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ CỦA SỞ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ
49-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Kèm theo Kế hoạch số 811/KH-UBND ngày 08/3/2024 của UBND tỉnh)
STT
|
Nhiệm vụ
|
Lộ trình thực hiện
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
1
|
Tổ chức quán triệt nội dung của
Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ
và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
|
2023 - 2024
|
Các sở, ngành, địa phương.
|
|
2
|
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, lợi thế của phương thức giao
thông vận tải đường sắt.
|
2023 - 2024
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí.
|
Các sở, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan.
|
3
|
Triển khai thực hiện Kết luận
số 49- KL/TW, Chương trình hành động của Chính phủ và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
|
2023 - 2024
|
Các sở, ngành, địa phương.
|
|
4
|
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu,
góp ý với cấp có thẩm quyền về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính
sách pháp luật về sử dụng đất cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt và
cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt theo thẩm quyền của địa phương; thực hiện
tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương về phát triển hạ tầng giao thông vận
tải đường sắt.
|
2023 - 2025
|
Sở Giao thông vận tải
|
Các sở, ngành, địa phương có liên quan.
|
5
|
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác lập quy hoạch (sử dụng đất, xây dựng); đền bù, thu hồi đất phục vụ
triển khai các dự án đường sắt và công tác quản lý hành lang an toàn giao
thông đường sắt trên địa bàn tỉnh. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh,
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt; xem
xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong
quá trình quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quản
lý.
|
2023 - 2025
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Các sở, ngành có liên quan.
|
6
|
Tăng cường sự phối hợp chặt
chẽ giữa địa phương với các bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai
chiến lược, quy hoạch, dự án; công tác giải phóng mặt bằng; bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông vận tải đường sắt trên địa bàn quản lý.
|
2023 - 2045
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Các sở, ngành có liên quan.
|
7
|
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
tỉnh bảo đảm liên kết, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chú trọng công tác quy hoạch các khu đô thị,
khu công nghiệp, cảng biển, khu du lịch và các tuyến đường giao thông kết nối
với các tuyến, ga đường sắt, tạo ra không gian phát triển mới, phát huy hiệu
quả trong khai thác vận tải đường sắt, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
|
2023 - 2025
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ngành, địa phương có liên quan.
|
8
|
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
chung đô thị để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, khai thác không gian ngầm;
phát triển các đô thị nén và khuyến khích đầu tư công trình kinh doanh dịch vụ
thương mại, văn phòng xung quanh các khu ga.
|
2023 - 2025
|
Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Các sở, ngành có liên quan.
|
9
|
Ưu tiên bố trí nguồn lực từ
ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị,
đường sắt vùng.
|
2025 - 2045
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ngành, địa phương có liên quan.
|
10
|
Ưu tiên dành quỹ đất thích
đáng tại các khu vực quanh các khu ga đường sắt lớn, ga đường sắt tốc độ cao
để phát triển các khu chức năng
|
Trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương.
|
Các sở, ngành có liên quan
|
11
|
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức doanh nghiệp, người dân về trật tự an
toàn giao thông đường sắt.
|
2023 - 2024
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Các sở, ngành có liên quan.
|
12
|
Nghiên cứu kinh nghiệm từ các
nước trên thế giới và bài học từ việc đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Việt
Nam, làm cơ sở triển khai đầu tư, vận hành khai thác, quản lý hiệu quả các
tuyến đường sắt đô thị.
|
2023 - 2025
|
Sở Giao thông vận tải
|
Các sở, ngành, địa phương có liên quan.
|
13
|
Phối hợp với các Bộ, ngành,
Trung ương để triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị.
|
2023 - 2025
|
Các sở, ngành, địa phương.
|
|