Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 do thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 143/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2022
Ngày có hiệu lực 05/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54/NQ-CP NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; gia các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; chú trọng đy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đối số, phát triển nhiều sản phẩm dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao, tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyến biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Huy động, phân bvà sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

2. Mc tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, giá trị năng suất lao động đạt 297,18 triệu đồng/lao động/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động hàng năm từ 11 - 15%;

- Tốc độ đổi mới công nghệ máy móc, thiết bị đạt 12 - 13%; tổng sản phẩm công nghệ cao so với tổng giá trị sản phẩm đạt 35 - 40%;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân 10 - 12,5%/năm;

- Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu dự toán Trung ương giao;

- Đến năm 2025, có khoảng 18.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn thành phố, trên 80% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, giải pháp số vào hoạt động sản xuất kinh doanh; trên 30% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập

a) Cơ cấu lại đầu tư công:

Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025; quyết liệt thực hiện chủ trương giảm tỷ trọng đầu tư nhà nước, tăng tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh tế khác; chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa rộng và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư công.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư, đảm bảo theo quy trình thống nhất; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, quản lý, kiểm soát hệ thống định mức và giá xây dựng trên địa bàn thành phố. Thực hiện công bố chỉ số giá xây dựng, quy trình xây dựng trên các phương tiện truyền thông theo quy định. Tổ chức thực hiện, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đầu tư công; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước trong quá trình đầu tư công.

b) Cơ cấu lại ngân sách nhà nước:

Giao Giám đốc Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện:

- Tích cực phối hợp, nghiên cứu đóng góp ý kiến đối với dự thảo Đề án đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, phù hợp với chủ trương của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương.

- Tiếp tục nghiên cứu, góp ý đề xuất hoàn thiện hệ thống luật và chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư; mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế; tăng tỷ lệ thu nội địa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế; tăng cường công tác chống chuyển giá, chống xói mòn cơ sở tính thuế...

Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, phân tích kỹ từng nguồn thu, khả năng thu, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế đối với các lĩnh vực: chuyển nhượng bất động sản, thương mại điện tử, kinh doanh vàng..., tích cực đôn đốc, xử lý nợ đọng thuế, giảm tối đa nợ đọng thuế, nhằm quản lý thu đúng, đủ và kịp thời các khoản thu, phí vào ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán hàng năm gắn với hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế đối với khu vực sự nghiệp công. Đồng thời, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN) ngay từ khâu giao dự toán để tập trung cho đầu tư phát triển. Ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và sự nghiệp khoa học và công nghệ đảm bảo tỷ lệ theo quy định từng thời kỳ; bảo đảm ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người, an sinh xã hội.

Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép; kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ của chính quyền địa phương; bố trí nguồn bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

- Tập trung nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với đề nghị góp ý đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thuế Tài sản...

c) Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng:

[...]