Vị trí Ngã ba Dầu Giây ở đâu? Đồng Nai có sáp nhập vào TPHCM không?
Nội dung chính
Vị trí ngã ba Dầu Giây ở đâu?
Sỡ dĩ có tên gọi là ngã ba Dầu Giây hay ngã ba Dầu Giây Thống Nhất vì nó là nút giao thông quan trọng nằm tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Việc đặt tên của quận huyện và tên ngã ba hoặc ngã tư giúp người dân có thể thuận tiện xác định vị trí và dễ dàng di chuyển hơn.
Ngã ba Dầu Giây là điểm giao giữa QL1A và QL20, trong đó QL1A chạy theo hướng Bắc - Nam, nối TPHCM với các tỉnh miền Trung và miền Bắc còn QL20 là tuyến đường chính đi từ Dầu Giây lên Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng.
Ngã ba Dầu Giây Thống Nhất là cửa ngõ giao thông chiến lược, thường được nhắc đến trong các dự án hạ tầng giao thông lớn như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Liên Khương, hoặc kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Vị trí Ngã ba Dầu Giây ở đâu? Đồng Nai có sáp nhập vào TPHCM không? (Hình từ Internet)
Cơ sở hạ tầng nổi bật tại ngã ba Dầu Giây Thống Nhất
Cầu vượt Dầu Giây là một phần chính trong dự án nút giao ngã ba Dầu Giây, nằm trên QL1A. Cầu có bề rộng 16 m, gồm 4 làn xe. Dự án bắt đầu thi công từ tháng 3 năm 2017.
Đến ngày 8 tháng 3 năm 2022, cầu vượt được đưa vào sử dụng cho các phương tiện lưu thông theo hướng QL1A. Sau khi thông xe, đơn vị thi công tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại và đã hoàn tất toàn bộ nút giao vào cùng năm.
Dưới đây là một số tiện ích nổi bật gần khu vực ngã ba Dầu Giây Thống Nhất:
- Tiện ích giáo dục:
Trường | Địa chỉ |
Trường Mầm Non Tuổi Ngọc | Bưu Điện Dầu Giây, Đồng Nai |
Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình | Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai |
Trường Tiểu học Xuân Thạnh | QL1A, Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai |
Trường Tiểu học Phan Bội Châu | Bầu Hàm 2, Thống Nhất, Đồng Nai |
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng | Bầu Hàm 2, Thống Nhất, Đồng Nai |
Trường THCS Ngô Quyền | Bầu Hàm 2, Thống Nhất, Đồng Nai |
Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo (cơ sở 2) | Hưng Lộc, Thống Nhất, Đồng Nai |
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền | Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai |
Trường THPT Dầu Giây | Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai |
- Tiện ích y tế - chăm sóc sức khỏe:
Trung Tâm Y Tế Huyện Thống Nhất | Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai |
Bệnh viện Đa khoa Dầu Giây | QL 20, Thống Nhất, Đồng Nai |
Bệnh viện đa khoa quốc tế Long Bình | Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai |
Bệnh viện Đa khoa Huyện Trảng Bom | Khu Phố 5, Trảng Bom, Đồng Nai |
- Gần khu vực ngã ba Dầu Giây Thống Nhất còn tập trung nhiều tiện ích khác như chợ Dầu Giây, chợ Phan Bội Châu, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây, chợ Hưng Lộc; chợ Hưng Nghĩa, ga Dầu Giây, KCN Dầu Giây,...
Bên cạnh đó, vì ngã ba Dầu Giây Thống Nhất là ngõ giao thông chiến lược, đây cũng là nơi tập trung của nhiều dự án lớn, bao gồm:
- Dự án đường cao tốc Dầy Giây - Liên Khương: Đây là một trong số những dự án trọng điểm kết nối vùng Đông Nam Bộ và vùng Nam Tây Nguyên (nối giữa Dầu Giây với Đà Lạt).
Toàn bộ tuyến đường được ước tính sẽ dài khoảng 200,3km, với điểm bắt đầu là nút giao Dầu Giây. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 65.000 tỷ đồng.
Hình thức đầu tư của dự án là BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) kết hợp với nguồn vốn từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ giảm thời gian đi lại từ TPHCM đến Đà Lạt từ 6 giờ xuống còn khoảng 3 giờ, mở ra nhiều cơ hội cho kinh tế và bất động sản khu vực.
Vị trí Ngã ba Dầu Giây ở đâu? Đồng Nai có sáp nhập vào TPHCM không? (Hình từ Internet)
- Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: Đây là điểm nút giao có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ QL1A đi Mỹ Thạnh tỉnh Bình Thuận, điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai.
Dự án đã được khánh thành vào ngày 29 tháng 4 năm 2023. Đường cao tốc đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A hiện tại.
Vị trí Ngã ba Dầu Giây ở đâu? Đồng Nai có sáp nhập vào TPHCM không? (Hình từ Internet)
Đồng Nai có sáp nhập vào TPHCM không?
Ngày 12/04/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Căn cứ theo mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 như sau:
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
...
Theo đó, Đồng Nai được dự kiến sẽ không sáp nhập vào TPHCM. Tỉnh Đồng Nai dự kiến được hợp nhất cùng với tỉnh Bình Phước và được giữ lại tên Đồng Nai.