Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy của bệnh viện đa khoa được quy định như thế nào?

Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy của bệnh viện đa khoa được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề không?

Nội dung chính

    Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy của bệnh viện đa khoa được quy định như thế nào?

    Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy của bệnh viện đa khoa được quy định tại Tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:

    7.8.1. Khi thiết kế phòng cháy chống cháy phải tuân theo các quy định trong TCVN 2622, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [10] và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    Đối với Bệnh viện đa khoa cao tầng tham khảo TCVN 6160.

    7.8.2. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện và vật liệu xây dựng được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.

    7.8.3. Khoảng cách tối đa từ cửa đi các phòng đến lối thoát nạn gần nhất phải đảm bảo:

    - Các phòng ở giữa hai lối thoát nạn: không lớn hơn 30 m;

    - Các phòng có lối ra hành lang cụt: không lớn hơn 25 m;

    CHÚ THÍCH: Đối với các không gian rộng, hành lang dài tùy theo yêu cầu cần bố trí cửa ngăn cháy để đảm bảo an toàn.

    7.4.8. Phải có đủ lối tiếp cận từ bên ngoài để các thiết bị chữa cháy tới gần công trình và sử dụng hiệu quả.

    Đường cho các xe chữa cháy và xe chữa cháy chuyên dùng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Chiều rộng của mặt đường không nhỏ hơn 4,0 m cho mỗi làn xe, Chiều cao của khoảng tĩnh không, không nhỏ hơn 4,25 m;

    - Đường cụt dùng cho một làn xe không được dài quá 100 m, cuối đường phải có bãi quay xe. Kích thước bãi quay xe được quy định như sau:

    + Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 17 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường;

    + Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 15 m;

    + Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 15 m;

    + Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước Không nhỏ hơn 5 m x 20 m.

    7.8.5. Trong trường hợp bố trí 2 cầu thang ở cùng một sảnh thì một cầu thang phải có lối thoát trực tiếp với bên ngoài.

    7.8.6. Hành lang, phòng đệm, sảnh phải lắp hệ thống thông gió, hút khói. Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy.

    7.8.7. Khi thang bộ được sử dụng kết hợp làm thang thoát hiểm thì buồng thang phải là buồng thang kín, dùng vật liệu chống cháy có giới hạn chịu lửa 2 h và phải có cửa chống cháy và hệ thống quạt điều áp ngăn khói. Quạt điều áp ngăn khói phải đảm bảo áp lực dương 20 Pa trên mặt tường để chống tràn khói vào trong cầu thang và dễ đóng lại cửa chống cháy.

    7.8.8. Phải thiết kế biển báo ở lối thoát nạn, nơi dễ gây nguy hiểm và được chiếu sáng với độ rọi không nhỏ hơn 1 lux ít nhất là 1,5 h bảo đảm an toàn sử dụng và thoát hiểm.

    Trên đây là nội dung quy định về yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy của bệnh viện đa khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 4470:2012.

    Trân trọng!

    30