Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau khi sáp nhập tỉnh thành?

Chuyên viên pháp lý: Lê Thị Thanh Lam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau khi sáp nhập tỉnh thành? Vườn quốc gia là rừng đặc dụng đúng không? Vườn quốc gia phải đáp ứng những tiêu chí nào?

Nội dung chính

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau khi sáp nhập tỉnh thành?

Trước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc địa phận ba tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Phước.

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau khi sáp nhập tỉnh thành? Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 được ban hành tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025.

Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).

Trong đó, Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 quy định như sau:

II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất

...

14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

...

17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

...

Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ sáp nhập tỉnh với tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng sẽ sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng.

Như vậy, sau khi sáp nhập tỉnh thành, Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng.

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau khi sáp nhập tỉnh thành?Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau khi sáp nhập tỉnh thành? (Hình từ Internet)

Vườn quốc gia là rừng đặc dụng đúng không? Vườn quốc gia phải đáp ứng những tiêu chí nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:

Điều 5. Phân loại rừng
...
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu dự trữ thiên nhiên;
c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
d) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
...

Như vậy, có thể xem vườn quốc gia là một loại rừng đặc dụng, sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, theo đó vườn quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

Việc khai thác lâm sản trong khu vực vườn quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017 về việc khai thác lâm sản như sau:

Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, được quy định như sau:
a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
b) Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;
c) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...

Như vậy, tại vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh thì việc khai thác lâm sản được quy định:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Cấm khai thác lâm sản, kể cả cây gỗ chết hay gãy đổ.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Cấm khai thác cây gỗ chết, cây gãy đổ.

- Phân khu dịch vụ - hành chính: Được tận thu cây gỗ chết, cây gãy đổ, nấm.

- Khu vực giải phóng mặt bằng: Được tận dụng gỗ, củi, thực vật ngoài gỗ, nấm khi xây dựng công trình đã được phê duyệt.

- Thu thập mẫu vật: Được phép thu thập mẫu thực vật, động vật, nấm, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học sau khi được phê duyệt.

Trên đây là nội dung bài viết "Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau khi sáp nhập tỉnh thành?".

saved-content
unsaved-content
61