Khu vườn quốc gia nào ở Indonesia được xây dựng để bảo vệ rồng Komodo?

Khu vườn quốc gia nào ở Indonesia được xây dựng để bảo vệ rồng Komodo? Vườn quốc gia có phải khu bảo tồn thiên nhiên? Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn?

Nội dung chính

    Khu vườn quốc gia nào ở Indonesia được xây dựng để bảo vệ rồng Komodo?

    Vườn quốc gia Komodo tọa lạc tại khu vực thuộc quần đảo Nusa Tenggara của Indonesia, trên khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat, gồm 3 hòn đảo lớn là Komodo, Rinca và Pudar cùng vài hòn đảo nhỏ khác.

    Vườn quốc gia này được xây dựng vào năm 1980 để bảo vệ rồng Komodo. Sau đó vườn được mở rộng mục đích là bảo tồn hệ thống thực vật nói chung, kể cả các loài sinh vật vùng biển, các hòn đảo cũng như động thực vật trên đảo.

    Rồng Komodo được coi là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, có thể nặng đến 150 kg và dài 3 mét.

    Rồng Komodo trong nhiều báo cáo là loài vật xuất hiện cùng thời với khủng long từ hàng triệu năm về trước, song chúng chỉ được thế giới biết đến nhờ sự phát hiện và công bố vào năm 1910 của các nhà khoa học phương Tây.

    Đầu tháng 9/2021, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã thay đổi tình trạng của rồng Komodo từ loài dễ bị tổn thương thành loài có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách Đỏ các loài bị đe dọa.

    Như vậy, khu vườn quốc gia ở Indonesia được xây dựng để bảo vệ rồng Komodo là vườn quốc gia Komodo.

    Lưu ý: Thông tin "Khu vườn quốc gia nào ở Indonesia được xây dựng để bảo vệ rồng Komodo?" chỉ mang tính chất tham khảo.

    Khu vườn quốc gia nào ở Indonesia được xây dựng để bảo vệ rồng Komodo?

    Khu vườn quốc gia nào ở Indonesia được xây dựng để bảo vệ rồng Komodo? (Hình từ Internet)

    Vườn quốc gia có phải khu bảo tồn thiên nhiên?

    Điều 16 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định:

    Điều 16. Khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn
    1. Khu bảo tồn bao gồm:
    a) Vườn quốc gia;
    b) Khu dự trữ thiên nhiên;
    c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
    d) Khu bảo vệ cảnh quan.
    2. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp.
    3. Khu bảo tồn phải được thống kê, kiểm kê diện tích; xác lập vị trí trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.
    4. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí phân cấp khu bảo tồn.

    Như vậy, vườn quốc là một dạng khu bảo tồn thiên nhiên.

    Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn được quy định như thế nào?

    Theo Điều 7 Nghị định 65/2010/NĐ-CP thì tiêu chí phân cấp khu bảo tồn được quy định như sau:

    (1) Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 Luật Đa dạng sinh học 2008.

    (2) Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

    - Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó;

    - Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

    (3) Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

    - Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư;

    - Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

    (4) Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

    - Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;

    - Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

    (5) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc tế, quốc gia, địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho vùng sinh thái và hệ sinh thái đại diện cho các hệ sinh thái tự nhiên của địa phương; cảnh quan, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên; các giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

    Chuyên viên pháp lý Tăng Trung Tín
    saved-content
    unsaved-content
    793