Vũng Tàu sáp nhập TP HCM không? Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập thành tỉnh nào?

Vũng Tàu sáp nhập TP HCM không? Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập thành tỉnh nào? Bỏ cấp huyện thì có bỏ thành phố không?

Nội dung chính

Vũng Tàu sáp nhập TP HCM không? Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập thành tỉnh nào?

Tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 Ban Chấp hành trung ương ương đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo), đồng thời quy định về việc hợp nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. 

Theo đó, thông tin Vũng Tàu sáp nhập TP HCM hay không được căn cứ theo Tiểu mục 16 Mục 2 Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính, cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, theo đó: 

II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh trung tâm chính trị-hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Như vậy, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập TP HCM và tỉnh Bình Dương lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị-hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Trên đây là thông tin về nội dung "Vũng Tàu sáp nhập TP HCM không? Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập thành tỉnh nào?" 

Vũng Tàu sáp nhập TP HCM không? Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập thành tỉnh nào?

Vũng Tàu sáp nhập TP HCM không? Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập thành tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Bỏ cấp huyện thì có bỏ thành phố không?

Tại Điều 1 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất quy định tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:

(1) Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã.

(2) Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường.

(3) Chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu.

(4) Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại (1), (2), (3) gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

(5) Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Hiện hành, tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:

(1) Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.

(2) Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

(3) Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

(4) Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Theo đó, nếu dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được thông qua và không có gì thay đổi thì từ 01/7/2025, bỏ cấp huyện và các thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dự kiến sẽ trở thành phường.

Tương đương với đơn vị hành chính cấp cơ sở mới chứ không phải là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương như hiện nay.

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
saved-content
unsaved-content
217