Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

    Ngày 10/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Theo đó, mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Nghị định 07/2006/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 5.000 (năm ngàn) tỷ đồng. Việc thay đổi mức vốn pháp định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    Cũng theo quy định này, vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn sau:

    - Các nguồn vốn hiện có: nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.

    - Nguồn vốn được bổ sung:

    + Vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có).

    + Khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định này.

    + Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật.

    + Nguồn vốn khác (nếu có).

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các loại vốn Ngân hàng Nhà nước quản lý và sử dụng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 07/2006/NĐ-CP.

    3