Vốn đầu tư nước ngoài được dùng để phát triển nhà ở hay không?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Vốn đầu tư nước ngoài được dùng để phát triển nhà ở hay không? Vốn để phát triển nhà ở đối với từng loại nhà chi tiết? Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội?

Nội dung chính

    Vốn đầu tư nước ngoài được dùng để phát triển nhà ở hay không?

    Căn cứ theo Điều 112 Luật Nhà ở 2023 quy định các nguồn vốn để phát triển nhà ở như sau:

    Các nguồn vốn để phát triển nhà ở
    Vốn chủ sở hữu của các tổ chức, cá nhân.
    2. Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 của Luật này.
    3. Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 114 của Luật này.
    4. Vốn đầu tư nước ngoài.
    5. Nguồn tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
    6. Nguồn vốn hợp pháp khác.

    Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài cũng là một trong những nguồn vốn để phát triển nhà ở.

    Vốn đầu tư nước ngoài được dùng để phát triển nhà ở hay không?

    Vốn đầu tư nước ngoài được dùng để phát triển nhà ở hay không? (Hình từ Internet)

    Vốn để phát triển nhà ở đối với từng loại nhà chi tiết?

    Căn cứ theo Điều 115 Luật Nhà ở 2023 quy định vốn để phát triển nhà ở đối với từng loại nhà chi tiết như sau:

    (1) Vốn để phát triển nhà ở thương mại bao gồm:

    - Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;

    - Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;

    - Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật;

    - Tiền mua, tiền thuê mua nhà ở trả trước, trả chậm, trả dần của khách hàng theo hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai;

    - Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

    (2) Vốn để phát triển nhà ở công vụ bao gồm:

    - Vốn ngân sách nhà nước cấp, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

    - Nguồn vốn hợp pháp khác.

    (3) Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội bao gồm:

    - Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;

    - Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;

    - Vốn của đối tượng thuộc trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;

    - Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023;

    - Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội hoặc vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

    - Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án quy định tại khoản 4 Điều 80 Luật Nhà ở 2023;

    - Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;

    - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;

    - Nguồn vốn hợp pháp khác.

    (4) Vốn để phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm:

    - Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

    - Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;

    - Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023;

    - Vốn từ Quỹ phát triển đất;

    - Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật, vốn từ đóng góp của người được tái định cư đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

    - Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;

    - Nguồn vốn hợp pháp khác.

    (5) Vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm:

    - Vốn của cá nhân;

    - Vốn hợp tác giữa các cá nhân; vốn hỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư;

    - Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;

    - Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;

    - Nguồn vốn hợp pháp khác.

    Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 117 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội
    1. Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài hạn thông qua việc cấp vốn từ ngân sách cho Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công về nhà ở và xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
    2. Ngân hàng chính sách xã hội được huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định.
    3. Ngân hàng chính sách xã hội phải lập khoản mục riêng để quản lý và sử dụng nguồn vốn theo đúng mục đích quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vậy, việc vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội được quy định như trên.

    70
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ