Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được quy định ra sao?
Nội dung chính
Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được quy định ra sao?
Căn cứ pháp lý: Nghị định 61/2016/NĐ-CP.
(1) Điều kiện cấp lại:
Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bổ sung nội dung hành nghề;
- Hết hạn sử dụng;
- Bị mất hoặc bị hỏng.
(2) Hồ sơ cấp lại:
Bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ;
- Bản chính Chứng chỉ hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;
- 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong năm đề nghị cấp lại;
Lưu ý: Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Chứng chỉ hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao chứng chỉ, chứng nhận quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 11 Nghị định 61/2016/NĐ-CP.
(3) Quy trình cấp lại:
- Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
(4) Thẩm quyền cấp lại: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
(5) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(6) Lệ phí cấp lại: Theo quy định của Bộ Tài chính.
(7) Thời hạn của Chứng chỉ: là thời hạn còn lại của chứng chỉ trong trường hợp xin cấp lại do mất hoặc hư hỏng; 05 năm đối với trường hợp xin cấp lại do hết hạn.