Vì sao thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Vì sao thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân?

Nội dung chính

    Vì sao thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân?

    TP Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc. Theo đó Dự thảo Nghị quyết của HĐND Thành phố về phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Thành phố Hà Nội quản lý. 

    Tải về >>> Dự thảo Nghị quyết của HĐND Thành phố Hà Nội 

    Căn cứ Mục I Dự thảo Nghị quyết quy định như sau: 

    Luật Đường bộ 2024 ngày 27/06/2024 đã quy định tại Điều 50 Phí sử dụng đường cao tốc đã quy định:

    “1. Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, bao gồm:
    a) Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công;
    b) Đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
    [...]

    Do vậy, việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc để triển khai trên thực tế là hết sức cần thiết.

    Đồng thời, Mục V Dự thảo Nghị quyết đánh giá tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội của chính sách trong dự thảo Nghị định như sau: 

    - Tạo nguồn thu ngân sách nhà nước khi huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác; qua đó góp phần tạo nguồn kinh phí để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, chi thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường cao tốc.

    Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí tổ chức thu phí sẽ được nộp về ngân sách nhà nước và được sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    - Đường cao tốc được xây dựng để phục vụ các phương tiện lưu thông với tốc độ cao, có tiêu chuẩn đặc biệt nên đi cùng với đó là yêu cầu mức đầu tư khi xây dựng và kinh phí cần thiết cho quản lý, bảo trì trong giai đoạn khai thác lớn hơn rất nhiều so với đường bộ thông thường. Nhu cầu nguồn vốn ngân sách nhà nước để chi cho công tác đầu tư mới và quản lý bảo trì đường cao tốc là rất lớn.

    Trong khi đó, việc bố trí đầu tư toàn bộ từ ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay là khó khăn. Việc tổ chức thu tiền sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí sẽ giúp ngân sách nhà nước có thêm nguồn lực để tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, chi thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường cao tốc. Việc phát triển hệ thống đường cao tốc đem lại nhiều lợi ích, có tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    Như vậy, việc thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân là một chính sách cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc quản lý, bảo trì và phát triển hệ thống đường cao tốc.   

    Lưu ý: Thông tin "Vì sao thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân?" chỉ mang tính chất tham khảo. 

    Vì sao thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân?

    Vì sao thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân? (Hình từ Internet)

    Điều kiện thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ cao tốc theo Nghị định 130 năm 2024

    Tại Điều 3 Nghị định 130/2024/NĐ-CP thì điều kiện thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ cao tốc như sau:

    Đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác được triển khai thu phí gồm:

    (1) Đường bộ cao tốc đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan;

    - Hoàn thành bàn giao, đưa vào khai thác theo quy định của Luật Đường bộ, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Có Đề án khai thác tài sản được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    (2) Đường bộ cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác mà chưa đáp ứng quy định của Luật Đường bộ thì việc thu phí sẽ được triển khai thực hiện sau khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, thiết bị phục vụ việc thu phí; các công trình dịch vụ công tại trạm dừng nghỉ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ để quản lý, điều hành giao thông và có Đề án khai thác tài sản được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    Chính sách phát triển đường cao tốc năm 2025?

    Chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Đường bộ 2024 cụ thể như sau:

    (1) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm 03 nội dung sau:

    - Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ.

    - Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ.

    - Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    (2) Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.

    (3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.

    Đồng thời, Điều 46 Luật Đường bộ 2024 quy định chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024 và các quy định sau đây:

    (1) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách.

    (3) Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây:

    - Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

    - Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ.

    saved-content
    unsaved-content
    43