Văn khấn cúng rằm tháng chạp? Văn khấn rằm tháng chạp âm lịch? Chọn ngày rằm tháng chạp mua đất được không?
Nội dung chính
Văn khấn cúng rằm tháng chạp? Văn khấn rằm cuối năm? Văn khấn Thần Tài ngày rằm tháng chạp?
Dưới đây là các mẫu văn khấn cúng rằm tháng chạp cho năm nay:
Mẫu 1 Văn khấn rằm tháng chạp âm lịch thần linh
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày ... tháng Chạp năm ...
Tín chủ (chúng) con là: … (họ tên đầy đủ)
Ngụ tại: … (địa chỉ cụ thể)
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các lễ cúng dâng bày trước án, kính mời các chư vị Tôn thần lai lâm chứng giám.
Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự hanh thông, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Mẫu 2 Văn khấn ngày rằm gia tiên
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày … tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: … (họ tên đầy đủ)
Ngụ tại: … (địa chỉ cụ thể)
Nhân ngày rằm tháng Chạp, chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương hoa, trà quả, dâng lên trước bàn thờ gia tiên.
Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …
Cúi xin các cụ thương xót con cháu, giáng lâm chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự bình an, sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, gia đạo hưng thịnh, con cháu hiếu thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Mẫu 3 Văn khấn cúng rằm tháng chạpThổ Công và các vị thần linh
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy ngài Thổ Địa – Ngài Thần Tài cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Chạp năm …
Tín chủ con là: … (họ tên đầy đủ)
Ngụ tại: … (địa chỉ cụ thể)
Chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Kính mời các ngài giáng lâm chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con:
Toàn gia khỏe mạnh, bình an.
Công việc hanh thông, tài lộc dồi dào.
Mọi sự như ý, nhà cửa ấm êm, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Mẫu 4 Văn khấn cúng rằm tháng chạp tạ ơn thần linh và gia tiên dịp cuối năm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Chạp năm …
Tín chủ con là: … (họ tên đầy đủ)
Ngụ tại: … (địa chỉ cụ thể)
Chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa, lễ bạc dâng lên trước án để tạ ơn các ngài đã che chở, bảo hộ cho gia đình trong suốt năm qua.
Kính mong các ngài tiếp tục phù hộ cho gia đình chúng con:
Sang năm mới mạnh khỏe, bình an.
Công việc thuận lợi, tài lộc đầy nhà.
Gia đình hòa thuận, con cháu hiếu thảo.
Chúng con xin cúi đầu thành tâm lễ tạ.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn cúng rằm tháng chạp? Văn khấn rằm cuối năm? Chọn ngày rằm tháng chạp mua đất được không? (Ảnh từ Internet)
Chọn ngày rằm tháng chạp mua đất được không?
Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Theo đó, có thể hiểu hợp đồng mua bán đất là một loại hợp đồng dân sự, là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên và được lập thành văn bản.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Đồng thời, theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Như vậy, việc chọn ngày rằm để mua đất hoàn toàn không phải hành vi vi phạm pháp luật. Các bên có thể tự do lựa chọn ngày tốt, phù hợp để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên nếu việc mua đất vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hoặc việc xác lập giao dịch này được thực hiện giả tạo thì hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu
Ngoài ra, nếu giao dịch mua đất thuộc trường hợp không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 hoặc hợp đồng không công chứng chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 thì giao dịch mua đất cũng sẽ bị vô hiệu.
Hoàn toàn có thể mua nhà vào rằm tháng chạp nếu thấy phù hợp và thuận tiện.