Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào?
Nội dung chính
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào?
Quốc hội ban hành Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 vào ngày 25/06/2015.
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
(1) Phạm vi điều chỉnh của Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Căn cứ theo Điều 1 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định phạm vi điều chỉnh như sau:
- Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
- Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luật có liên quan và bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015.
(2) Đối tượng áp dụng của Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Căn cứ theo Điều 2 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định đối tượng áp dụng như sau:
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cụ thể như sau:
(1) Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
(3) Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển.
(4) Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.
(5) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo như sau:
(1) Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.
(3) Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.