Vạn Hạnh Mall của ai? Vạn Hạnh Mall ở đâu? Trung tâm thương mại có mấy hạng?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Vạn Hạnh Mall của ai? Vạn Hạnh Mall ở đâu? Nơi được gọi là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại với điều kiện gì?

Nội dung chính

    Vạn Hạnh Mall của ai? Vạn Hạnh Mall ở đâu?

    (1) Vạn Hạnh Mall của ai?

    Hiện tại, Tập đoàn KIDO là chủ sở hữu của Vạn Hạnh Mall – một trong những trung tâm thương mại lớn và hiện đại tại TP.HCM.

    (2) Vạn Hạnh Mall ở đâu?

    Tọa lạc tại địa chỉ số 11 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh Với vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm Quận 10, gần nhiều trường đại học, bệnh viện lớn (Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Y Dược, Bệnh viện 115...). Diện tích sàn hơn 55.000 m², với hơn 200 gian hàng mua sắm, ẩm thực, giải trí.

    Vạn Hạnh Mall hiện là điểm đến quen thuộc của giới trẻ và gia đình tại TP.HCM nhờ không gian rộng rãi, nhiều thương hiệu nổi tiếng (CGV, Uniqlo, H&M, Phúc Long, Highlands...), cùng nhiều sự kiện sôi động diễn ra thường xuyên.

    Vạn Hạnh Mall của ai? Vạn Hạnh Mall ở đâu? Trung tâm thương mại có mấy hạng?

    Vạn Hạnh Mall của ai? Vạn Hạnh Mall ở đâu? Trung tâm thương mại có mấy hạng? (Hình từ Internet)

    Trung tâm thương mại được phân thành mấy hạng?

    Căn cứ Điều 4 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:

    Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại
    Được gọi là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại theo quy định dưới đây:
    1. Trung tâm thương mại hạng I:
    1.1. Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại .
    1 2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
    1.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
    2. Trung tâm thương mại hạng II:
    2.1. Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
    2.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
    2.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
    3. Trung tâm thương mại hạng III:
    3.1. Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
    3.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
    3.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

    Theo đó, nơi được gọi là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại theo quy định như trên.

    Quyền sử dụng đất sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân có làm thủ tục chuyển quyền sở hữu không?

    Căn cứ khoản 4 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

    Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
    ...
    4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
    5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

    Như vậy, tài sản là quyền sử dụng đất sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

    saved-content
    unsaved-content
    526