Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Trường hợp nào người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật?

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gì?

Nội dung chính

    Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 41 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

    Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
    1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
    a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
    b) Bao che cho người bị khiếu nại.
    c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
    2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
    a) Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.
    b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
    c) Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
    3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
    a) Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
    b) Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.

    Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính có các hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau:

    [1] Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách trong trường hợp:

    - Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.

    - Bao che cho người bị khiếu nại.

    - Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.

    [2] Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo trong trường hợp:

    - Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.

    - Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.

    - Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

    [3] Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức trong trường hợp:

    - Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.

    - Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.

    Trường hợp nào người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật? (Hình từ Internet)

    Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 29 Luật Khiếu nại 2011 quy định xác minh nội dung khiếu nại:

    Xác minh nội dung khiếu nại
    1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
    a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
    b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
    2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
    a) Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
    b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
    c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:

    - Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

    - Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

    Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 55 Luật Khiếu nại 2011 quy định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm sau đây:

    - Yêu cầu người ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại báo cáo việc xem xét kỷ luật và giải quyết khiếu nại của người bị kỷ luật.

    - Tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

    - Chủ trì tổ chức đối thoại với người khiếu nại.

    14