Trường hợp nào chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024?

Chuyên viên pháp lý: Đặng Trần Trà My
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Trường hợp nào chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất? Hiện nay, người sử dụng đất có được phép chuyển mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở không?

Nội dung chính

Trường hợp nào chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
3. Việc chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài phù hợp quy định của pháp luật đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác mà nay có nhu cầu chuyển lại thành đất ở và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Việc chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 124 của Luật này.

Như vậy, theo Luật Đất đai 2024 trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài phù hợp với quy định pháp luật đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác mà nay có nhu cầu chuyển lại thành đất ở mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp nào chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024?

Trường hợp nào chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024? (Hình ảnh từ Internet)

Hiện nay, người sử dụng đất có được phép chuyển mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở không?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 về phân loại đất đai như sau:

Điều 9. Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

Theo đó, đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp và đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.

Theo các quy định trên nêu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì người sử dụng được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Như vậy, người sử dụng đất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nhưng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hạn mức giao đất ở tại nông thôn cho cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 195 Luật Đất đai 2024 quy định về đất ở tại nông thôn như sau:

Điều 195. Đất ở tại nông thôn
...
2. Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn.
3. Đất ở tại nông thôn phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

Như vậy, hạn mức giao đất ở tại nông thôn cho cá nhân là do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Hay nói cách khác, hạn mức đất ở của mỗi cá nhân tại mỗi địa phương sẽ khác nhau.

saved-content
unsaved-content
21