Trường đại học Y Dược TP HCM đã công bố việc tăng học phí cho năm 2024 như thế nào?

Chính thức Trường đại học Y Dược TP HCM tăng học phí 2024? Cách tính điểm học phần đại học như thế nào? Đối tượng nào được hỗ trợ học phí đại học?

Nội dung chính

    Chính thức: Trường đại học Y Dược TP HCM tăng học phí 2024?

    Mới đây, Trường đại học Y Dược TP HCM đã công bố thông tin việc tăng học phí dự kiến áp dụng cho sinh viên nhập học khóa tuyển sinh năm 2024.

    Theo đó, việc tăng học phí đối với khóa tuyển sinh 2024 sẽ dao động từ 46 - 84,7 triệu đồng/năm (tùy ngành). Cụ thể mức tăng học phí dự kiến như sau:

    TT

    Ngành, nhóm ngành

    Học phí dự kiến

    1

    Y khoa

    82,2

    2

    Răng-Hàm-Mặt

    84,7

    3

    Dược

    60,5

    4

    Y học cổ truyền

    50

    5

    Y học dự phòng

    50

    6

    Y tế công cộng

    46

    7

    Các ngành Kỹ thuật y học

    46

    8

    Dinh dưỡng

    46

    9

    Phục hình răng

    46

    10

    Điều dưỡng

    46

    Chính thức: Trường đại học Y Dược TP HCM tăng học phí 2024? (Hình từ Internet)

    Cách tính điểm học phần đại học như thế nào?

    Tại Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, cách tính điểm học phần đại học được quy định như sau:

    Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu 02 điểm thành phần. Đối với học phần nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có 01 điểm đánh giá

    Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

    Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần. Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây:

    - Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn

    - Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học.

    - Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

    Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Vắng mặt có lý do chính đáng thì sinh viên được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

    Điểm học phần = Tổng các điểm thành phần x Trọng số tương ứng.

    Trong đó:

    *Điểm được làm tròn tới một chữ số thập phân.

    *Được xếp loại điểm chữ như dưới đây:

    - Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

    A: từ 8,5 đến 10,0.

    B: từ 7,0 đến 8,4.

    C: từ 5,5 đến 6,9.

    D: từ 4,0 đến 5,4.

    - Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập: P: từ 5,0 trở lên.

    - Loại không đạt: F: dưới 4,0.

    *Đối với các trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

    I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra.

    X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu.

    R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

    Đối tượng nào được hỗ trợ học phí đại học?

    Tại Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí như sau:

    Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí

    ....

    3. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.

    Như vậy, việc Nhà nước hỗ trợ học phí chỉ được áp dụng đối với học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập. Tuy nhiên, sinh viên vẫn được hỗ trợ học phí theo diện được miễn hoặc giảm học phí đại học cụ thể như sau:

    (1) Sinh viên được miễn học phí khi thuộc các trường hợp như sau: (theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP)

    - Thuộc đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020.

    - Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

    - Sinh viên học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

    - Sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.

    - Sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

    - Sinh viên hệ cử tuyển.

    (2) Sinh viên được giảm học phí khi thuộc các trường hợp như sau: (theo Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP)

    *Giảm 70% đối với:

    - Sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm:

    + Nhạc công kịch hát dân tộc.

    + Nhạc công truyền thống Huế.

    + Đờn ca tài tử Nam Bộ.

    + Diễn viên sân khấu kịch hát.

    + Nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù.

    + Nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống.

    - Sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    - Sinh viên là người dân tộc thiểu số (trừ dân tộc thiểu số ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo

    *Giảm 50% đối với: Sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.


    3