Quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn nào?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn nào? Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung gì?

Nội dung chính

Quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn nào?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 178/2025/NĐ-CP quy định về quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn nào? như sau:

Điều 10. Quy hoạch tổng mặt bằng
1. Quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn chuẩn bị dự án và phải được cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc cơ quan được phân cấp, ủy quyền chấp thuận bằng văn bản.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng phải bảo đảm về điều kiện điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
3. Lô đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đáp ứng đồng thời các điều kiện sau thì thực hiện việc lập, chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng:
a) Có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 02 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư, khu chung cư; hoặc có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 10 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến được xác định theo quy hoạch chung hoặc quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được phê duyệt; hoặc có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 05 ha đối với các trường hợp còn lại;
b) Trong khu vực đã có quy hoạch phân khu được phê duyệt hoặc trong khu vực đã có quy hoạch chung được phê duyệt đối với trường hợp không quy định lập quy hoạch phân khu;
c) Do một chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng hoặc do cơ quan nhà nước được giao thực hiện lập quy hoạch tổng mặt bằng.
[...]

Theo đó, quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn chuẩn bị dự án và phải được cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc cơ quan được phân cấp, ủy quyền chấp thuận bằng văn bản.

Quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn nào?

Quy hoạch tổng mặt bằng được lập trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung gì?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 như sau:

Điều 9. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch đô thị và nông thôn.
2. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị, nông thôn và khu chức năng về điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu;
b) Dự báo các nguồn gây ô nhiễm, diễn biến môi trường trong quá trình tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn;
c) Đề ra các giải pháp về bảo vệ môi trường.

Theo đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung sau đây:

- Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị, nông thôn và khu chức năng về điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu;

- Dự báo các nguồn gây ô nhiễm, diễn biến môi trường trong quá trình tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn;

- Đề ra các giải pháp về bảo vệ môi trường.

Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 như sau:

Điều 11. Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn. Kinh phí tài trợ được thu vào ngân sách nhà nước và sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia, được cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn tiếp nhận;
c) Nguồn tài trợ giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch đô thị và nông thôn được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổ chức;
d) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo trong nước và nước ngoài.
2. Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài bao gồm:
a) Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, mục đích, tiết kiệm, hiệu quả;
b) Tự nguyện, vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, không vụ lợi;
c) Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài không tài trợ, thanh toán kinh phí trực tiếp cho tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
3. Chính phủ quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.

Như vậy, nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:

- Kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn. Kinh phí tài trợ được thu vào ngân sách nhà nước và sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia, được cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn tiếp nhận;

- Nguồn tài trợ giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch đô thị và nông thôn được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch tổ chức;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo trong nước và nước ngoài.

saved-content
unsaved-content
1