Trong trường hợp nào và căn cứ vào quy định nào thì mã số REX của tổ chức hoặc cá nhân sẽ bị thu hồi?

Thương nhân muốn được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu phải đăng ký mã số REX tại tổ chức tiếp nhận đăng ký, trường hợp nào thương nhân bị thu hồi mã số REX?

Nội dung chính

    Trong trường hợp nào và căn cứ vào quy định nào thì mã số REX của tổ chức hoặc cá nhân sẽ bị thu hồi?

    Trường hợp thu hồi mã số REX được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định về thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, theo đó: 

    Thương nhân bị thu hồi mã số REX khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Đã giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;

    - Thông báo không tiếp tục xuất khẩu hàng hóa để được hưởng GSP;

    - Không đáp ứng quy định GSP;

    - Khai báo xuất xứ hàng hóa không chính xác;

    - Giả mạo chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

    - Không cập nhật thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 38/2018/TT-BCT;

    - Tái phạm việc không khai báo đầy đủ các thông tin theo quy định hoặc không đăng tải chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này sau khi được tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX nhắc nhở bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương;

    - Vi phạm quy định khác hoặc gian lận về xuất xứ hàng hóa.

    Trên đây là tư vấn về trường hợp thu hồi mã số REX. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 38/2018/TT-BCT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

    Chúc sức khỏe và thành công! 

    10