Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan thì trách nhiệm của người đứng đầu, Thủ trưởng cơ quan là gì?
Nội dung chính
Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan thì trách nhiệm của người đứng đầu, Thủ trưởng cơ quan là gì?
Trách nhiệm của người đứng đầu, Thủ trưởng cơ quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan quy định tại Điều 4 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
Người đứng đầu cơ quan, Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện PCCC-CNCH trong phạm vi quản lý về các nội dung sau:
- Ban hành các quy định, nội quy, quy chế, phương án về phòng cháy và chữa cháy, phương án thoát hiểm phù hợp với Điều kiện hiện tại của đơn vị.
- Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, Điều kiện an toàn, đề ra các biện pháp và yêu cầu về PCCC-CNCH theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức cơ bản về PCCC-CNCH, các văn bản liên quan đến công tác PCCC-CNCH của Nhà nước, của địa phương.
- Thành lập, duy trì và ban hành quy chế hoạt động của các tổ, đội PCCC tại đơn vị; Xây dựng kế hoạch, dự toán và bố trí, sử dụng kinh phí đã được duyệt, cấp cho các hoạt động về PCCC-CNCH đảm bảo kịp thời, đúng Mục đích, hiệu quả, Tiết kiệm.
- Xây dựng và tổ chức thực tập các phương án, tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả. Bồi dưỡng nghiệp vụ, phân loại chất lượng hoạt động PCCC-CNCH cho các tổ, đội PCCC.
- Trang bị đầy đủ phương tiện, Điều kiện về PCCC-CNCH; Theo dõi, quản lý tình hình sử dụng thiết bị PCCC-CNCH, có kế hoạch quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các phương tiện PCCC-CNCH đảm bảo sẵn sàng chữa cháy hiệu quả.
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt đảm bảo các Điều kiện an toàn về PCCC.
- Thực hiện bảo hiểm cháy, nổ cho các tài sản theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn tại Điều 14 Quy chế này.
- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn về phòng cháy và chữa cháy, xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý các hành vi vi phạm nội quy về PCCC. Khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định về an toàn PCCC.
- Tổ chức tham gia các hoạt động PCCC-CNCH khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý trên địa bàn về những thay đổi lớn, cơ bản có liên quan đến công tác an toàn PCCC của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về PCCC-CNCH theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin mà bạn thắc mắc. Ban biên tập thông tin đến bạn.