Trách nhiệm của người làm việc trong ngành Hải quan đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?

Trách nhiệm của người làm việc trong ngành Hải quan đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của người làm việc trong ngành Hải quan đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?

    Trách nhiệm của người làm việc trong ngành Hải quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định tại Điều 5 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

    - Chấp hành quy định, nội quy, quy chế về PCCC-CNCH theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị và các cấp có thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

    - Luôn tìm hiểu, học tập kiến thức, pháp luật về công tác PCCC-CNCH trong phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình. Góp ý, kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC tại đơn vị.

    - Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn; các hoạt động PCCC-CNCH tại nơi làm việc, nơi cư trú. Bảo quản, sử dụng thành thạo các trang thiết bị PCCC-CNCH thông dụng được trang bị.

    - Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ phát sinh lửa cháy, sinh nhiệt... và trong công tác bảo quản, sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ.

    - Ngăn chặn ngay các nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC. Kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC.

    - Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện sự cố cháy, nổ. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh huy động tham gia PCCC-CNCH và hoạt động PCCC-CNCH khác.

    17