09:42 - 20/09/2024

Trẻ em có được xem là nạn nhân mua bán người khi được chuyển giao để ép đi ăn xin hay không?

Người được chuyển giao để ép đi ăn xin có được xem là nạn nhân mua bán người không? Khi xét xử vụ án liên quan mua bán người có được xét xử kín không?

Nội dung chính

    Người được chuyển giao để ép đi ăn xin có được xem là nạn nhân mua bán người không?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định căn cứ để xác định nạn nhân như sau:

    1. Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:
    a) Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
    b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
    - Ép buộc bán dâm;
    - Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
    - Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
    - Làm nô lệ tình dục;
    - Cưỡng bức lao động;
    - Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
    - Ép buộc đi ăn xin;
    - Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
    - Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
    - Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
    - Vì mục đích vô nhân đạo khác.
    c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản này hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
    2. Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:
    a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
    b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
    c) Thông tin, tài liệu do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
    d) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
    đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
    e) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;
    g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
    h) Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
    3. Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không, sau khi xác minh lý lịch, thời gian vắng mặt khỏi địa phương nơi họ cư trú, lý do vắng mặt phù hợp với lời khai của họ về việc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này thì xem xét các căn cứ sau để xác nhận họ là nạn nhân:
    a) Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác;
    b) Người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này giam giữ, quản lý và bị đối xử như những nạn nhân này;
    c) Biểu hiện về thể chất và tinh thần: Có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu;
    d) Thời gian người đó rời khỏi địa phương nơi cư trú thì thân nhân của họ trình báo cơ quan chức năng về việc họ bị mất tích hoặc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
    đ) Những thông tin hợp pháp khác giúp có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân.

    Như vậy, trẻ em chuyển giao từ tay người này sang tay người khác bị ép đi ăn xin được xem là nạn nhân mua bán người theo quy định.

    Trẻ em có được xem là nạn nhân mua bán người khi được chuyển giao để ép đi ăn xin hay không?

    Trẻ em có được xem là nạn nhân mua bán người khi được chuyển giao để ép đi ăn xin hay không?(Hình từ Internet)

    Khi xét xử vụ án liên quan mua bán người có được xét xử kín không?

    Theo Điều 7 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ như sau:

    Tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ sau đây để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ (sau đây gọi chung là người được bảo vệ):
    1. Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ.
    2. Giữ bí mật các thông tin về đời tư, đặc điểm nhân dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và các thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ.
    3. Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, đi lại của người được bảo vệ, tại phiên tòa và những nơi cần thiết khác.
    4. Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ.
    5. Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ.
    6. Bố trí nơi ở, nơi làm việc, học tập mới cho người được bảo vệ.
    7. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
    8. Xét xử kín.

    Theo đó, khi xét xử vụ án mua bán người có thể áp dụng xét xử kín để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.

    6