Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an trong thi hành án hình sự tại cộng đồng được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an trong thi hành án hình sự tại cộng đồng được quy định như thế nào?
Theo Điều 21 Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an như sau:
- Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng là đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hình sự tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc, có trách nhiệm:
+ Tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật về thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ Tổ chức tập huấn pháp luật, nghiệp vụ về thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ Báo cáo, thống kê về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ Triển khai ứng dụng công nghệ tin học, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ In ấn, cấp phát biểu mẫu, sổ sách về thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an trong thi hành án hình sự tại cộng đồng;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác trong thi hành án hình sự tại cộng đồng.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng trong thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng; chỉ đạo, hướng dẫn hệ lực lượng ở Công an các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ về thi hành án hình sự tại cộng đồng và phối hợp với lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trong thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng.